Ứng Dụng Đệm Lót Sinh Thái Trong Chăn Nuôi

Gần đây, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc phối hợp với Hội Phụ nữ xã Đại Thạnh triển khai thí điểm mô hình đệm lót sinh thái tại một số hộ chăn nuôi trên địa bàn xã. Bước đầu, mô hình cho thấy hiệu quả trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm nhân công, chi phí chăm sóc, vệ sinh chuồng trại.
Ông Huỳnh Văn Lịnh, thôn Tây Lễ (Đại Thạnh) cho biết, từ khi nhận được sự hỗ trợ từ mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái, qua 2 tháng thí điểm, môi trường chăn nuôi của gia đình đã cải thiện đáng kể. Mùi hôi thối giảm đi nhiều, phân và nước thải đã được chế phẩm men vi sinh EM phân hủy hoàn toàn. “Mô hình thực sự thiết thực đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Hiện, nhà tôi mới triển khai được 26m2, đang tính mở rộng thêm 20m2 để phục vụ chăn nuôi heo và 16m2 nuôi 200 gà, vịt xiêm." - ông Lịnh nói.
Khu vực chuồng trại của gia đình ông Lê Phước Tuấn (thôn Tây Lễ) rộng 20m2, nuôi 10 con heo. Ông Tuấn cho biết, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện đã hỗ trợ chế phẩm vi sinh EM lẫn kỹ thuật làm đệm lót cho gia đình. Chi phí đầu tư chuồng trại từ mô hình không lớn, chỉ khoảng 300 nghìn đồng mua trấu, bột cưa, bột bắp… nhưng hiệu quả đem lại rất lớn.
Theo ông Lê Cao Khánh - cán bộ Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc, đệm lót lên men là công nghệ mới trong chăn nuôi heo, bước đầu cho hiệu quả cao và có ưu thế nhiều so với kiểu nuôi truyền thống. Với mô hình này, heo khỏe mạnh, ít bị bệnh hơn, tình trạng heo bị thối bàn chân được cải thiện, lông da bóng mượt, giảm tồn dư kháng sinh… và hiệu quả lớn nhất là giảm ô nhiễm môi trường khu dân cư.
Ông Khánh cho biết, để làm 20m2 chuồng có đệm lót dày 60cm phải đảm bảo trấu và mùn cưa phủ dày, bột bắp 15kg, chế phẩm men 2kg. Để chế biến, cho 1kg men gốc và 10kg bột bắp vào thùng, cho thêm 200 lít nước sạch, nếu nhiệt độ ngoài trời 15 độ C thì cho nước ấm, khuấy đều, đậy kín. Để ở chỗ ấm trong thời gian 24 giờ là dùng được, mùa đông có thể dùng trong 2 ngày, chế dịch men phải làm trước đó 1 - 2 ngày.
Cách xử lý bột bắp là cho 2 lít men đã xử lý trước đó vào 5kg bột bắp còn lại, xoa cho ẩm đều, sau đó để chỗ ấm, xử lý bột bắp phải thực hiện trước đó 5 - 7 giờ. Nguyên liệu làm chất độn phải đảm bảo tiêu chuẩn: có độ xơ cao, không bị mềm nhũn, có lượng dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích.
Bà Nguyễn Thị Minh Nam - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đại Thạnh cho biết: “Chăn nuôi ở Đại Thạnh phần lớn là nhỏ lẻ, chuồng trại nằm xen lẫn trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường. Việc triển khai mô hình đệm lót sinh thái ban đầu đã phát huy hiệu quả cải thiện môi trường. Thời gian tới, hội sẽ tiếp tục vận động các hộ còn lại triển khai, nhân rộng mô hình, cải thiện môi trường khu dân cư, góp phần xây dựng nông thôn mới”.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó: Trung ương Hội ủy thác cho 17 hộ nông dân vay 500 triệu đồng đầu tư chăn nuôi lợn nái ở thị trấn Hòa Thuận; Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh ủy thác cho 19 hộ nông dân vay 140 triệu đồng đầu tư chăn nuôi bò tại hai xã: Hồng Đại, Tiên Thành; Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện cho 73 hộ nông dân vay phát triển chăn nuôi nuôi trâu, bò, lợn nái, lợn thịt..., với tổng số tiền 519 triệu đồng.

Phía sau câu chuyện nuôi cá bông lau là tâm huyết của các kỹ sư nông nghiệp trẻ cho sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của quê hương.

Những ngày xuân ấm áp này, ở Hà Nam, bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào khung thời vụ gieo cấy. Còn ít ngày nữa mới đến lịch gieo cấy bằng mạ, song hiện nay nhiều địa phương đã triển khai gieo sạ theo phương pháp cải tiến bằng nông cụ sạ hàng.

Mặc dù trời rét như cắt da cắt thịt nhưng bà Vũ Thị Thanh xã Trung An huyện Vũ Thư vẫn không ngại chăm sóc cho mấy sào rau đang lên xanh tốt. Đây cũng chính là những luống rau người nông dân này đã chủ động gieo trồng áng chừng sẽ cho thu hoạch vào đúng dịp tết Nguyên Đán. Bà Thanh nhẩm tính mỗi sào rau cũng cho thu nhập thêm từ 2-2,5 triệu đồng nếu giá vẫn ổn định ở mức 2500-3000đ/kg như thời gian qua.

Theo kế hoạch, năm nay huyện Tam Nông (Đồng Tháp) sẽ thả nuôi 1.000ha tôm càng xanh. Tập trung nhiều nhất là xã Phú Thành B với 630ha. Đến nay, toàn huyện có 69 hộ nuôi, đã thả hơn 44.000 con tôm giống trên diện tích 350ha. Trong đó xã Phú Thành B đã thả hơn 186ha. Nhiều hộ thả sớm vào mùa nghịch đã bắt đầu tỉa bán tôm trứng được 15ha, sản lượng khoảng 7,5 tấn.