Ứng dụng DEA nuôi thủy sản

Sinh ra trên mảnh đất Huế, có niềm đam mê với nông nghiệp, đặc biệt ngành nuôi trồng thủy sản, ThS. Tôn Nữ Hải Âu, giảng viên Bộ môn Kinh tế nông nghiệp & tài nguyên môi trường, Khoa Kinh tế phát triển (ĐH Kinh tế Huế) đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này.
Đặc biệt, trong lễ trao giải Tài năng khoa học trẻ 2014, chị đoạt giải Nhì với đề tài “Ứng dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) để phân tích hiệu quả của các mô hình nuôi trồng thủy sản ở vùng hạ triều đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh TT - Huế”.
Đầm phá Tam Giang là một trong 12 vùng đầm phá lớn nhất của châu Á. Nếu có thể phát triển nuôi trồng thủy sản tại đây, quả thực sẽ tạo ra thu nhập về kinh tế lớn cho người nông dân.
Trong nhiều năm làm đề tài nghiên cứu, đi thực địa nhiều địa phương, ThS. Tôn Nữ Hải Âu đã trăn trở rất nhiều, muốn tìm ra phương pháp tốt nhất, giúp người nông dân cải thiện chất lượng, nâng cao sản lượng nuôi trồng thủy sản.
Chị chia sẻ, áp dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA), nghề nuôi trồng thủy sản ở phá Tam Giang sẽ phát triển, giải quyết được rất nhiều vấn đề cho người nông dân, đặc biệt là về kinh tế. Những mối lo của người dân về dịch bệnh, con giống… sẽ được giảm thiểu ở mức tối đa.
Đề tài được ThS. Tôn Nữ Hải Âu triển khai từ tháng 1/2011 - 2/2012 và từ năm 2012 đến nay là quá trình đưa ra các hội đồng thẩm định. Đây là đề tài đầu tiên được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản ở đầm phá Tam Giang đem lại hiệu quả đang được nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre đã đề nghị Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nghiên cứu, đánh giá mức độ thành công mô hình nuôi tôm xen với tôm càng xanh của ông Võ Thành Công, nông dân xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre để nhân rộng.

Đội tàu đánh bắt cá ngừ đại dương của ngư dân La Tình gồm 4 chiếc và 1 chiếc của ngư dân Nguyễn Quê mang số hiệu BĐ 96776 TS cùng ở xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn-Bình Định) đã đồng loạt cập bến tại Cảng cá Quy Nhơn với những khoang tàu trĩu nặng cá.

Hiện nay nước lũ đang rút, cũng là lúc cao điểm người dân thu hoạch cá bán. Cá lóc nuôi được thương lái đến tận nhà dân thu mua ở mức giá từ 35.000 - 36.000đ/kg (cá có trọng lượng từ 200 gram/con trở lên). Người nuôi cá có thể đạt mức lãi từ 5.000 -7.000đ/kg cá thương phẩm.

Theo lời ông, hai vợ chồng trước đây chuyên sống bằng nghề ruộng rẫy nhưng gia đình lúc nào cũng thiếu trước hụt sau. Đã vậy, ông lại không may bị tai biến phải nằm viện suốt 1 năm trời nên khó khăn càng chồng chất. Sau khi khỏi bệnh, ông định tìm một việc gì nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe, nhưng tìm mãi vẫn không được.

Cụ thể, hiện nay tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của Hà Nội là 30.840 ha (trong đó ao, hồ nhỏ là 6.706 ha, hồ chứa mặt nước lớn là 4.327 ha, ruộng trũng 19.807 ha…), ngoài ra còn một số con sông lớn như: sông Hồng, sông Bùi, sông Tích, sông Đáy… có khả năng phát triển nuôi cá lồng bè.