Ứng dụng DEA nuôi thủy sản

Sinh ra trên mảnh đất Huế, có niềm đam mê với nông nghiệp, đặc biệt ngành nuôi trồng thủy sản, ThS. Tôn Nữ Hải Âu, giảng viên Bộ môn Kinh tế nông nghiệp & tài nguyên môi trường, Khoa Kinh tế phát triển (ĐH Kinh tế Huế) đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này.
Đặc biệt, trong lễ trao giải Tài năng khoa học trẻ 2014, chị đoạt giải Nhì với đề tài “Ứng dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) để phân tích hiệu quả của các mô hình nuôi trồng thủy sản ở vùng hạ triều đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh TT - Huế”.
Đầm phá Tam Giang là một trong 12 vùng đầm phá lớn nhất của châu Á. Nếu có thể phát triển nuôi trồng thủy sản tại đây, quả thực sẽ tạo ra thu nhập về kinh tế lớn cho người nông dân.
Trong nhiều năm làm đề tài nghiên cứu, đi thực địa nhiều địa phương, ThS. Tôn Nữ Hải Âu đã trăn trở rất nhiều, muốn tìm ra phương pháp tốt nhất, giúp người nông dân cải thiện chất lượng, nâng cao sản lượng nuôi trồng thủy sản.
Chị chia sẻ, áp dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA), nghề nuôi trồng thủy sản ở phá Tam Giang sẽ phát triển, giải quyết được rất nhiều vấn đề cho người nông dân, đặc biệt là về kinh tế. Những mối lo của người dân về dịch bệnh, con giống… sẽ được giảm thiểu ở mức tối đa.
Đề tài được ThS. Tôn Nữ Hải Âu triển khai từ tháng 1/2011 - 2/2012 và từ năm 2012 đến nay là quá trình đưa ra các hội đồng thẩm định. Đây là đề tài đầu tiên được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản ở đầm phá Tam Giang đem lại hiệu quả đang được nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng cho biết, hiện cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng cà phê rụng trái bất thường tại xã Tam Bố (huyện Di Linh) trong thời gian gần đây.

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo để nhân dân phát triển kinh tế đồi rừng, đưa kinh tế đồi rừng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. Nhờ vậy, kinh tế của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Xác định đưa cơ giới hóa vào sản xuất là động lực để hiện đại hóa nền nông nghiệp và góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, huyện Đông Anh (Hà Nội) quyết tâm ứng dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa, từng bước giúp người dân nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập.

Vụ mùa năm 2014, huyện Hoằng Hóa gieo cấy gần 8.000 ha lúa, trong đó chủ yếu là các giống ngắn ngày như BC15, DQ11, Bắc Thơm... Tính đến ngày 31-7, cây lúa sinh trưởng, phát triển nhanh, lúa đại trà vụ mùa đang ở giai đoạn kết thúc đẻ nhánh bước vào giai đoạn đứng cái làm đòng.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT Tam Bình (Vĩnh Long), từ nay đến năm 2015, huyện sẽ khuyến khích nhà vườn không trồng mới mà tập trung đầu tư thâm canh nâng cao chất lượng cam sành, ổn định diện tích trồng theo quy hoạch khoảng 2.000ha ở các xã Bình Ninh, Loan Mỹ, Ngãi Tứ, Mỹ Thạnh Trung, Tường Lộc, Hòa Lộc và Hòa Hiệp; đồng thời kêu gọi hợp tác xã xây dựng mạng lưới thu mua.