Ứng dụng DEA nuôi thủy sản

Sinh ra trên mảnh đất Huế, có niềm đam mê với nông nghiệp, đặc biệt ngành nuôi trồng thủy sản, ThS. Tôn Nữ Hải Âu, giảng viên Bộ môn Kinh tế nông nghiệp & tài nguyên môi trường, Khoa Kinh tế phát triển (ĐH Kinh tế Huế) đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này.
Đặc biệt, trong lễ trao giải Tài năng khoa học trẻ 2014, chị đoạt giải Nhì với đề tài “Ứng dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) để phân tích hiệu quả của các mô hình nuôi trồng thủy sản ở vùng hạ triều đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh TT - Huế”.
Đầm phá Tam Giang là một trong 12 vùng đầm phá lớn nhất của châu Á. Nếu có thể phát triển nuôi trồng thủy sản tại đây, quả thực sẽ tạo ra thu nhập về kinh tế lớn cho người nông dân.
Trong nhiều năm làm đề tài nghiên cứu, đi thực địa nhiều địa phương, ThS. Tôn Nữ Hải Âu đã trăn trở rất nhiều, muốn tìm ra phương pháp tốt nhất, giúp người nông dân cải thiện chất lượng, nâng cao sản lượng nuôi trồng thủy sản.
Chị chia sẻ, áp dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA), nghề nuôi trồng thủy sản ở phá Tam Giang sẽ phát triển, giải quyết được rất nhiều vấn đề cho người nông dân, đặc biệt là về kinh tế. Những mối lo của người dân về dịch bệnh, con giống… sẽ được giảm thiểu ở mức tối đa.
Đề tài được ThS. Tôn Nữ Hải Âu triển khai từ tháng 1/2011 - 2/2012 và từ năm 2012 đến nay là quá trình đưa ra các hội đồng thẩm định. Đây là đề tài đầu tiên được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản ở đầm phá Tam Giang đem lại hiệu quả đang được nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Tùy theo từng mùa hoa, người nuôi ong di chuyển đàn ong đến vùng đất mới để hút mật. Nghề này chi phí bỏ ra ít nhưng thu lãi khá cao.

Ở ấp Bình Lễ, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu có ông Lê Hồng Thái (Mười Thái), 50 tuổi, làm giàu nhờ nuôi le le. 5 năm qua, với mô hình nuôi le le độc nhất vô nhị ở miền sông nước Cửu Long, ông Mười Thái thu lời không dưới 400 triệu đồng mỗi năm.
Đồng Nai là vùng chăn nuôi gà lớn nhất nước nhưng thời gian gần đây, giá bán liên tục giảm, cùng với sự “đổ bộ” của thịt gà ngoại giá rẻ khiến nhiều hộ chăn nuôi phải treo chuồng

Những năm gần đây, nuôi vịt chạy đồng theo hướng gia trại là phương thức chăn nuôi được người dân ở xã Hương Phong (Hương Trà, Thừa Thiên Huế) áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, phong trào phát triển chăn nuôi tằm bằng lá sắn tại thị trấn Vinh Quang của huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đang được ưu tiên phát triển. Đây được xem là một hướng phát triển kinh tế mới mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân.