Ứng Dụng Công Nghệ Xử Lý Bã Nấm Để Sản Xuất Rau, Hoa

Ngày 18-12, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả thực hiện Dự án Xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa trong chậu tại tỉnh Thái Nguyên.
Dự án Xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa trong chậu do Hội Nông dân tỉnh chủ trì thực hiện trong vòng 24 tháng (từ tháng 8/2013 đến thang 8/2015) với mục tiêu áp dụng công nghệ sinh học để xử lý bã nấm và thực hiện quy trình phối trộn các nguyên liệu dinh dưỡng để sản xuất giá thể sạch phục vụ trồng rau an toàn, hoa tươi. Các hộ dân tham gia Dự án đã được tập huấn, chuyển giao quy trình xử lý cho từng loại bã nấm; quy trình phối trộn bã nấm sau xử lý với các nguyên liệu khác để sản xuất giá thể dinh dưỡng; công nghệ trồng rau an toàn, hoa bằng giá thể trong chậu…
Sau hơn 1 năm thực hiện, Dự án đã mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế, môi trường và được nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh ứng dụng trong sản xuất. Theo tính toán, lợi nhuận trung bình của sản phẩm rau bắp cải trồng trên giá thể làm từ bã nấm đạt 2,65 triệu đồng/sào (cao gấp 8-10 lần so với trồng trên đất phù sa).
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, các đại biểu đã thống nhất ý kiến đề nghị UBND tỉnh tiếp tục giao cho Hội Nông dân tỉnh ứng dụng rộng rãi công nghệ xử lý bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa đại trà trên địa bàn tỉnh.
Nguồn bài viết: http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/kinh-te/ung-dung-cong-nghe-xu-ly-ba-nam-de-san-xuat-rau-hoa-222893-108.html
Có thể bạn quan tâm

Nhờ chịu khó, ham học hỏi và biết phát huy sức mạnh của tuổi trẻ, anh Hồ Tấn Cường (thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) đã trở thành nông dân điển hình sản xuất kinh doanh giỏi.

Năm 2013, phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chủ động tìm kiếm, liên hệ với doanh nghiệp và đã tư vấn hình thành mô hình liên kết trồng ớt xuất khẩu tại địa phương. Kết quả sau thực hiện liên doanh liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm bước đầu đã cho nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Nắng nóng kéo dài cộng với sùng đất gây hại đã khiến nhiều diện tích mì ở thị trấn Cam Đức (Cam Lâm, Khánh Hòa) bị thiệt hại với tỷ lệ khoảng 40%. Sau mấy cơn mưa vừa qua, người dân muốn trồng dặm lại mì, nhưng nguồn hom giống thiếu hụt.

Hiện HTX Chí Thạnh quản lý 706ha diện tích gieo trồng. Các hoạt động dịch vụ chính của HTX gồm giao thông nội đồng, thủy lợi, bảo vệ thực vật, làm đất, thu hoạch, tín dụng nội bộ, khuyến nông. Tổng doanh thu của HTX hơn 400 triệu đồng/năm, trong đó, chi phí đã hơn 320 triệu đồng/năm.

Trong khi XK nông sản của Việt Nam sang Campuchia hiện còn rất khiêm tốn, thì XK các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, TĂCN lại đang tăng trưởng khá mạnh.