Ứng Dụng Công Nghệ Xử Lý Bã Nấm Để Sản Xuất Rau, Hoa

Ngày 18-12, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả thực hiện Dự án Xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa trong chậu tại tỉnh Thái Nguyên.
Dự án Xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa trong chậu do Hội Nông dân tỉnh chủ trì thực hiện trong vòng 24 tháng (từ tháng 8/2013 đến thang 8/2015) với mục tiêu áp dụng công nghệ sinh học để xử lý bã nấm và thực hiện quy trình phối trộn các nguyên liệu dinh dưỡng để sản xuất giá thể sạch phục vụ trồng rau an toàn, hoa tươi. Các hộ dân tham gia Dự án đã được tập huấn, chuyển giao quy trình xử lý cho từng loại bã nấm; quy trình phối trộn bã nấm sau xử lý với các nguyên liệu khác để sản xuất giá thể dinh dưỡng; công nghệ trồng rau an toàn, hoa bằng giá thể trong chậu…
Sau hơn 1 năm thực hiện, Dự án đã mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế, môi trường và được nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh ứng dụng trong sản xuất. Theo tính toán, lợi nhuận trung bình của sản phẩm rau bắp cải trồng trên giá thể làm từ bã nấm đạt 2,65 triệu đồng/sào (cao gấp 8-10 lần so với trồng trên đất phù sa).
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, các đại biểu đã thống nhất ý kiến đề nghị UBND tỉnh tiếp tục giao cho Hội Nông dân tỉnh ứng dụng rộng rãi công nghệ xử lý bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa đại trà trên địa bàn tỉnh.
Nguồn bài viết: http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/kinh-te/ung-dung-cong-nghe-xu-ly-ba-nam-de-san-xuat-rau-hoa-222893-108.html
Có thể bạn quan tâm

Với mong muốn nông dân sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, góp phần với ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Mới đây, UBND tỉnh thống nhất việc hỗ trợ giá giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh qua từng năm, kết thúc vào cuối năm 2015...

Phấn đấu đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 7.000 ha thanh long được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, cấp chứng nhận mới cho 800 ha và tái cấp chứng nhận khoảng 3.000 ha. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn nông dân đều chưa thấy được lợi ích mà VietGAP mang lại. Do đó, sự tích cực tham gia chương trình VietGAP của không ít bà con đã giảm hơn trước...

Trong đó: Trung ương Hội ủy thác cho 17 hộ nông dân vay 500 triệu đồng đầu tư chăn nuôi lợn nái ở thị trấn Hòa Thuận; Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh ủy thác cho 19 hộ nông dân vay 140 triệu đồng đầu tư chăn nuôi bò tại hai xã: Hồng Đại, Tiên Thành; Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện cho 73 hộ nông dân vay phát triển chăn nuôi nuôi trâu, bò, lợn nái, lợn thịt..., với tổng số tiền 519 triệu đồng.

Phía sau câu chuyện nuôi cá bông lau là tâm huyết của các kỹ sư nông nghiệp trẻ cho sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của quê hương.

Những ngày xuân ấm áp này, ở Hà Nam, bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào khung thời vụ gieo cấy. Còn ít ngày nữa mới đến lịch gieo cấy bằng mạ, song hiện nay nhiều địa phương đã triển khai gieo sạ theo phương pháp cải tiến bằng nông cụ sạ hàng.