Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Tiếp cận
Tại Bình Thuận, hiện có một số mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ tiên tiến ở quy mô gia đình, doanh nghiệp và HTX, như: trồng thanh long VietGAP, GlobalGAP; chăn nuôi an toàn sinh học (Đức Linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân). Tuy nhiên, mức độ triển khai của các mô hình còn ít, chất lượng giống cây trồng và vật nuôi chưa cao, chưa thể nhân ra diện rộng. “Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Thuận đến năm 2020”, nhằm khắc phục những điều đó; khai thác các nguồn lực trong và ngoài tỉnh, tạo động lực mới có tính đột phá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong tỉnh.
Ứng dụng công nghệ cao
Theo đề án, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ từng bước sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ƯDC NC, có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng như thanh long, lúa giống, rau an toàn, tôm giống, chăn nuôi heo, gà tập trung theo hướng công nghiệp; nâng tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ƯDCNC đến năm 2020 đạt 14 – 15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Chuẩn bị đầy đủ cơ sở pháp lý, mô hình tổ chức quản lý, đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ quản lý và điều hành hiệu quả hoạt động của khu nông nghiệp ƯDCNC. Xây dựng vùng nông nghiệp ƯDCNC với các sản phẩm chủ lực như thanh long 3.500 ha, lúa giống 400 - 450 ha, tôm giống 154 ha, vùng sản xuất rau an toàn 80 - 100 ha, vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi 300-500 ha... Giai đoạn 2016 - 2020, triển khai xây dựng 2 khu nông nghiệp ƯDCNC. Trong đó, một khu tại Hàm Minh, diện tích 52 ha để làm thử, rút kinh nghiệm. Sau đó tiếp tục triển khai khu ƯDCNC tại Chí Công, sản xuất giống thủy sản. Kêu gọi đầu tư, tăng cường các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ƯDCNC...
Có thể bạn quan tâm

Tập trung nhiều nhất tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã chuyển đổi gần 50 ha lúa năng suất thấp sang trồng sen. Bên cạnh đó, các huyện Cai Lậy, TX Cai Lậy, Châu Thành…cũng có nhiều hộ dân đã chuyển từ lúa kém hiệu quả sang độc canh cây sen.

Anh Nguyễn Hồng Phong, chủ trang trại Phong Thúy (Đức Trọng), hiện nay do trái mùa nên bông cải và cà rốt năng suất kém, nguồn cung ít khiến giá tăng. Từ tháng 8 trở đi thời tiết không khắc nghiệt, các loại rau, củ sẽ có giá ổn định hơn.

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT thì tính đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng được hơn 63.093 ha các loại cây trồng vụ hè thu, đạt gần 84,5% so với kế hoạch đề ra.

Tân Sơn là huyện vùng cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, vì vậy lựa chọn những cây trồng, vật nuôi có lợi thế để phát triển phù hợp với điều kiện địa phương, đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu của các cấp chính quyền.

Lúa tái sinh (hay còn gọi là lúa chét) là lúa mọc lên từ thân rạ sau khi đã thu hoạch. Vụ này, huyện Hạ Hòa có 60 ha lúa tái sinh tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Chân (20 ha), Chính Công (10 ha), Lệnh Khanh (10 ha), Lang Sơn (5ha)...