Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Cho Cây Trồng, Vật Nuôi

Công ty TNHH Sinh Thái Trung Việt (Gia Lai) vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Ninh Hải tổ chức Hội thảo hướng dẫn ứng dụng chế phẩm “Vườn sinh thái Rainbow” trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân xã Xuân Hải.
“Vườn sinh thái Rainbow” là một sản phẩm dinh dưỡng cao cấp được sản xuất từ nguồn gốc thiên nhiên, cung cấp cho sinh vật những thành phần dinh dưỡng thiết yếu giúp cho các sinh vật tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, trao đổi chất và chống chịu với thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, khô hạn, ngập úng, chua, mặn, có khả năng đề kháng tốt với các loại sâu bệnh. Đặc biệt, sản phẩm này không những không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường mà còn có thể cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, ngay cả ở những vùng đất cà dang.
có thể trồng được cây dưa trên vùng đất hoang hóa trước đây.
“Vườn sinh thái Rainbow” còn có thể sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản… giúp vật nuôi hay ăn chóng lớn, phát triển khỏe mạnh. Do mang lại hiệu quả tốt nên hiện nay rất nhiều hộ nông dân địa phương đã sử dụng sản phẩm này vào sản xuất nông nghiệp. Bà con đã đi tham quan vườn dưa lưới của ông Nguyễn Thanh Liêm ở thôn An Xuân 3. Nhờ sử dụng sản phẩm “Vườn sinh thái Rainbow” nên anh Liêm đã có thể trồng được cây dưa trên vùng đất cà dang hoang hóa trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Ngày mới xuất hiện, cây dó bầu được xem như là cơ hội làm giàu cho bao nông dân nghèo ở huyện Tân Phú (Đồng Nai), đặc biệt là ở vùng điều kiện đất đai cằn cỗi, đồi dốc khó trồng các loại cây công nghiệp khác.

Giá trị loại cây này cao gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%. Đó là thông tin tại hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC, tổ chức tại TP HCM từ ngày 27 đến 30-10.

So với cùng kỳ năm 2013, số hộ sản xuất nấm rơm, nấm sò trên địa bàn huyện giảm nhiều. Đến nay, toàn huyện mới có hơn 30 hộ đưa nguyên liệu vào sản xuất nấm, trong đó 20 hộ sản xuất nấm sò, 12 hộ sản xuất nấm rơm. Các xã có số hộ sản xuất nấm nhiều gồm: Đoàn Lập, Quang Phục, Bạch Đằng, Kiến Thiết.

Trong khi nông dân ở các tỉnh khác đang vất vả đối mặt với bệnh cây tiêu chết nhanh, chết chậm (CN - CC), thậm chí nhiều hộ gia đình phải bỏ cả vườn tiêu thì tại BR - VT, từ 3 năm trở lại đây người trồng tiêu đã tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục bệnh này khá hiệu quả.

Từ đầu năm đến nay, nông dân trong huyện đã sử dụng 450 ha diện tích rơm để trồng nấm, tập trung tại các xã: Kế Thành, Kế An, Thới An Hội, Đại Hải, Ba Trinh... Tranh thủ thời gian nông nhàn, lấy công làm lời, nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ trồng nấm rơm.