Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Cho Cây Trồng, Vật Nuôi

Công ty TNHH Sinh Thái Trung Việt (Gia Lai) vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Ninh Hải tổ chức Hội thảo hướng dẫn ứng dụng chế phẩm “Vườn sinh thái Rainbow” trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân xã Xuân Hải.
“Vườn sinh thái Rainbow” là một sản phẩm dinh dưỡng cao cấp được sản xuất từ nguồn gốc thiên nhiên, cung cấp cho sinh vật những thành phần dinh dưỡng thiết yếu giúp cho các sinh vật tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, trao đổi chất và chống chịu với thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, khô hạn, ngập úng, chua, mặn, có khả năng đề kháng tốt với các loại sâu bệnh. Đặc biệt, sản phẩm này không những không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường mà còn có thể cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, ngay cả ở những vùng đất cà dang.
có thể trồng được cây dưa trên vùng đất hoang hóa trước đây.
“Vườn sinh thái Rainbow” còn có thể sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản… giúp vật nuôi hay ăn chóng lớn, phát triển khỏe mạnh. Do mang lại hiệu quả tốt nên hiện nay rất nhiều hộ nông dân địa phương đã sử dụng sản phẩm này vào sản xuất nông nghiệp. Bà con đã đi tham quan vườn dưa lưới của ông Nguyễn Thanh Liêm ở thôn An Xuân 3. Nhờ sử dụng sản phẩm “Vườn sinh thái Rainbow” nên anh Liêm đã có thể trồng được cây dưa trên vùng đất cà dang hoang hóa trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Ông Chu Phú Mỹ – Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội vừa có buổi kiểm tra vùng sản xuất cây ăn quả tập trung tại xã Kim An, huyện Thanh Oai.

Những ngày này, hàng trăm hộ nông dân huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đang bắt tay vào thu hoạch vụ cam chính. Năm nay, cam Vinh được mùa. Tuy nhiên, hầu hết các hộ trồng cam phải tự tìm đầu ra, nguồn tiêu thụ khá bấp bênh...

Cứ đến tháng 9, 10 âm lịch, ngư dân đưa tàu lên bờ tu sửa cho chuyến biển mới vào cuối năm. Biển động, tàu nằm bờ “làm nước”, tiền của cứ thế “đội nón” ra đi. Bao nhiêu âu lo bủa quanh xóm làng nghề biển trong mùa... ra tiền.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo xuất khẩu gạo cả năm 2015 của Việt Nam có thể đạt xấp xỉ 8 triệu tấn, và tình hình xuất khẩu gạo còn tương đối khả quan trong những tháng đầu năm 2016.

Doanh nghiệp và người chăn nuôi “bắt tay” để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cắt giảm khâu trung gian, nhằm giảm chi phí, tăng chất lượng, giúp người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm “sạch”, chất lượng, giá hợp lý nhất… Đó là mô hình về chuỗi liên kết đang được Hà Nội thực hiện.