Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Cho Cây Trồng, Vật Nuôi

Công ty TNHH Sinh Thái Trung Việt (Gia Lai) vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Ninh Hải tổ chức Hội thảo hướng dẫn ứng dụng chế phẩm “Vườn sinh thái Rainbow” trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân xã Xuân Hải.
“Vườn sinh thái Rainbow” là một sản phẩm dinh dưỡng cao cấp được sản xuất từ nguồn gốc thiên nhiên, cung cấp cho sinh vật những thành phần dinh dưỡng thiết yếu giúp cho các sinh vật tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, trao đổi chất và chống chịu với thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, khô hạn, ngập úng, chua, mặn, có khả năng đề kháng tốt với các loại sâu bệnh. Đặc biệt, sản phẩm này không những không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường mà còn có thể cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, ngay cả ở những vùng đất cà dang.
có thể trồng được cây dưa trên vùng đất hoang hóa trước đây.
“Vườn sinh thái Rainbow” còn có thể sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản… giúp vật nuôi hay ăn chóng lớn, phát triển khỏe mạnh. Do mang lại hiệu quả tốt nên hiện nay rất nhiều hộ nông dân địa phương đã sử dụng sản phẩm này vào sản xuất nông nghiệp. Bà con đã đi tham quan vườn dưa lưới của ông Nguyễn Thanh Liêm ở thôn An Xuân 3. Nhờ sử dụng sản phẩm “Vườn sinh thái Rainbow” nên anh Liêm đã có thể trồng được cây dưa trên vùng đất cà dang hoang hóa trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây hơn 10 năm, nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và một số huyện, thành phía Nam nói riêng bị “tụt dốc”. Vài năm trở lại đây, với nhiều cách thức nuôi tằm mới cùng với nhiều giống dâu cho năng suất, chất lượng cao hơn đã giúp nghề trồng dâu, nuôi nằm dần được “hồi sinh”.

Theo số liệu của Chi cục Thú Y Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện có hơn 2.800 con trâu, hơn 28.500 con bò (trong đó 21.000 còn bò thịt, 7.100 con bò sữa). Số lượng đàn bò tăng nhanh so với năm 2014, đặc biệt là bò sữa do mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao; Tuy trong vài năm trở lại đây, Sóc Trăng chưa ghi nhận trường hợp gia súc bị nhiễm bệnh lở mồm long móng (LMLM), nhưng nguy cơ bệnh xuất hiện và lây lan vẫn còn tiềm ẩn.

Ông Trần Bá Đạt, Phó chủ tịch UBND huyện Tân Phú (Đồng Nai), cho biết trong gần 4 năm lại đây, diện tích tiêu trên địa bàn huyện tăng khoảng 800 hécta. Hiện nay, toàn huyện Tân Phú có gần 2 ngàn hécta tiêu.

Ngày 14/7, tại Trại ứng dụng, thực nghiệm cây trồng An Phong (ấp Nhứt, xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tổ chức buổi hội thảo đánh giá 23 giống lúa đang được trồng phổ biến và giống lúa có triển vọng vụ hè thu năm 2015.

Ngày 14/7, thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, chính quyền phía Đài Loan, nơi tiêu thụ tới 95% sản lượng chè Oloong của Lâm Đồng vừa có thông báo 100% mẫu loại chè Oloong xuất vào Đài Loan đều đạt tiêu chuẩn chất lượng.