Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ùn Ùn Nuôi Cá Lóc Giống Tự Phát

Ùn Ùn Nuôi Cá Lóc Giống Tự Phát
Ngày đăng: 17/06/2013

Nguy cơ làm ô nhiễm môi trường nước và rớt giá cá lóc.

Thời gian gần đây, do sức hấp dẫn từ hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá lóc giống mang lại nên có rất nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã đổ xô đào ao cá lóc. Việc mở rộng diện tích nuôi cá lóc tự phát trên nền đất lúa không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước.

Mô hình ương nuôi cá lóc giống thời gian gần đây phát triển rất mạnh ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân của tỉnh An Giang. Trong đó, điều đáng lưu ý là ở nhiều nông thôn nên rộ lên phong trào lấy đất nông nghiệp để đào ao, vuông thả cá lóc.

Ông Trần Văn Hải, một người dân vừa đào ao nuôi cá lóc giống ở huyện Châu Phú cho biết như thế này: “Giá lúa rẻ quá rồi. Thấy người ta nuôi cá có giá thì cũng nuôi theo. Mới thả cá mấy ngày nay đây”.

Bên cạnh đó, điều đáng báo động là đến thời điểm này, việc phá đất lúa để đào ao nuôi cá lóc giống diễn ra ồ ạt nhưng sự can thiệp của chính quyền địa phương dường như chậm chạp.

Ông Nguyễn Hữu Dư ở tỉnh An Giang có kinh nghiệm hơn 8 năm nuôi cá lóc cho rằng: “Làm cái nghề này không dễ dàng chút nào. Làm lúc thuận lợi thì ngon chứ lúc bất lợi rồi thì tiêu tan hết. Không phải ai nuôi cũng được đâu”.

Nhiều người dân An Giang lo ngại sản lượng cá lóc sẽ ngày một tăng, tất yếu sẽ làm thay đổi mức cung – cầu, dễ dẫn đến tình trạng cá lóc bị rớt giá và người nuôi lại bị thua thiệt.

Ông Trần Văn Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú cho biết thêm: “Mình làm chưa có định hướng, quy hoạch. Cũng như cá tra khi cung vượt cầu thì hậu quả rất rõ. Địa phương hiện nay cũng có sự tuyên truyền cho bà con nắm. Sau đó, có quy hoạch cụ thể để sản xuất phù hợp với yêu cầu thị trường”.

Bài học về mở rộng diện tích để nuôi cá tra, bấp chấp yêu cầu của thị trường đã dẫn đến những thua lỗ của người nuôi vẫn còn đó. Nay là con cá lóc với hy vọng đổi đời. Có thể nói, việc nuôi, trồng tự phát những sản phẩm nông nghiệp mà mình có chứ chưa theo cái thị trường cần vẫn còn cố hữu nhiều trong suy nghĩ và hành động của người dân ĐBSCL. Đây là một vấn đề lớn đặt ra cho các ngành hữu quan và cả xã hội trong việc hoạch định chính sách và định hướng trong sản xuất, chăn nuôi để giúp người nông dân có những cách làm khoa học hơn nhằm phát triển sản xuất, thay đổi cuộc sống.


Có thể bạn quan tâm

Vị đắng thanh long Bình Thuận Vị đắng thanh long Bình Thuận

Người nông dân Bình Thuận từng một thời nhờ cây thanh long đổi đời, khá giả lên. Nhưng cũng chính cây thanh long đã mang đến nợ nần chồng chất khiến nhiều người điêu đứng, trắng tay. Vấn đề là thị trường tiêu thụ thanh long chủ yếu lệ thuộc vào Trung Quốc, giá cả bấp bênh…

14/09/2015
Triển khai đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh Triển khai đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý với đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam về sự cần thiết của việc triển khai Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) đến năm 2030, nhằm bảo vệ nguồn gen quý, kết hợp bảo vệ và phát triển rừng, xóa đói, giảm nghèo ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Nam.

14/09/2015
Việt Nam bất ngờ giảm mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam bất ngờ giảm mạnh xuất khẩu gạo

Trong 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Việt Nam hiện là nước duy nhất có mức xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2014.

14/09/2015
Quýt đường và dưa hấu ở Hậu Giang hút hàng, giá tăng cao Quýt đường và dưa hấu ở Hậu Giang hút hàng, giá tăng cao

Trong những ngày qua, hai loại trái cây được người tiêu dùng ưa chuộng là quýt đường và dưa hấu ở Hậu Giang đang hút hàng, giá tăng cao.

14/09/2015
Trồng bắp lai, thu lãi hơn 1,2 triệu đồng/sào Trồng bắp lai, thu lãi hơn 1,2 triệu đồng/sào

Sáng 10.9, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Núi Thành tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình sản xuất bắp lai vụ hè thu năm 2015 trên chân đất lúa chuyển đổi. Mô hình được thực hiện với diện tích 10ha có 78 hộ dân tham gia.

14/09/2015