UBND tỉnh đồng ý giao đất để thực hiện dự án nuôi tôm công nghệ cao

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý giao toàn bộ diện tích đất, bao gồm diện tích UBND tỉnh đã chấp thuận địa điểm (110 ha) và diện tích chấp thuận địa điểm bổ sung cho Công ty cổ phần Thủy sản Việt - Úc (nhà đầu tư) để triển khai dự án nuôi tôm công nghệ cao tại xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ). Địa điểm bổ sung có giới cận: Đông giáp biển; Nam giáp ranh giới cuối cùng của quy hoạch nuôi tôm được duyệt; Tây giáp đường quốc phòng và Bắc giáp đường giới hạn nuôi tôm phía Nam đã chấp thuận trước đây cho nhà đầu tư. UBND tỉnh giao Sở TN&MT lập thủ tục, trình UBND tỉnh.
UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT đôn đốc nhà đầu tư hoàn tất việc lập dự án đầu tư và quy hoạch chi tiết tổng thể mặt bằng (tỉ lệ 1/500) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; củng cố hồ sơ gửi Sở TN&MT làm cơ sở lập thủ tục cho nhà đầu tư thuê đất theo quy định. Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh làm việc với các đơn vị khai thác titan, khoáng sản có liên quan khu đất quy hoạch nuôi trồng thủy sản công nghệ cao trên, để thống nhất phương án hoàn thổ và đóng cửa mỏ làm cơ sở giao đất cho nhà đầu tư triển khai dự án, báo cáo đề xuất UBND tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu cá tra năm 2014 đạt 1,76 tỷ USD, chỉ tăng 0,4% so với năm 2013. Quý I/2015, xuất khẩu cá tra chưa có dấu hiệu hồi phục do thị trường tiêu thụ vẫn trầm lắng, nội tại ngành cá tra còn nhiều bất cập và đang chịu tác động của một số chính sách mới.

Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề nhập khẩu đường do Tập đoàn Hoàng Anh - Gia Lai đầu tư sản xuất tại Lào vào Việt Nam. Dưới góc độ nhiều năm làm công tác quản lý Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường nội địa, thương mại biên giới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã có bài viết quan trọng về vấn đề trên.

Còn gia đình ông Nguyễn Nguyên Hữu ở thôn 3, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) có 4 sào đất canh tác nông nghiệp, nhưng cứ vào vụ đông xuân là ông bỏ đất trắng vì trồng ngô, hoa màu thì không đủ nước tưới. Do vậy, năm nay, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư trồng ớt chỉ thiên.

Theo tổng hợp từ các địa phương, từ nay đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 24.658 ha cà phê cần tái canh; trong đó, diện tích cà phê trên 30 năm là 568 ha, diện tích cà phê trên 25 năm là 1.969 ha, diện tích trên 20 năm là 5.568 ha và trên 15 năm là 16.553 ha.

Mùa đông tại huyện Mường Nhé thường rét giá, nhất là các xã vùng cao, nhiệt độ thường chênh lệch từ 2 – 30C so với các huyện khác. Đó là yếu tố bất lợi trong chăn nuôi, bởi gia súc có thể bị chết rét, chết đói vì thiếu nguồn thức ăn dự trữ. Mùa đông cũng là thời điểm tiềm ẩn nhiều dịch bệnh: thương hàn, tụ huyết trùng...