UBND tỉnh đồng ý giao đất để thực hiện dự án nuôi tôm công nghệ cao

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý giao toàn bộ diện tích đất, bao gồm diện tích UBND tỉnh đã chấp thuận địa điểm (110 ha) và diện tích chấp thuận địa điểm bổ sung cho Công ty cổ phần Thủy sản Việt - Úc (nhà đầu tư) để triển khai dự án nuôi tôm công nghệ cao tại xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ). Địa điểm bổ sung có giới cận: Đông giáp biển; Nam giáp ranh giới cuối cùng của quy hoạch nuôi tôm được duyệt; Tây giáp đường quốc phòng và Bắc giáp đường giới hạn nuôi tôm phía Nam đã chấp thuận trước đây cho nhà đầu tư. UBND tỉnh giao Sở TN&MT lập thủ tục, trình UBND tỉnh.
UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT đôn đốc nhà đầu tư hoàn tất việc lập dự án đầu tư và quy hoạch chi tiết tổng thể mặt bằng (tỉ lệ 1/500) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; củng cố hồ sơ gửi Sở TN&MT làm cơ sở lập thủ tục cho nhà đầu tư thuê đất theo quy định. Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh làm việc với các đơn vị khai thác titan, khoáng sản có liên quan khu đất quy hoạch nuôi trồng thủy sản công nghệ cao trên, để thống nhất phương án hoàn thổ và đóng cửa mỏ làm cơ sở giao đất cho nhà đầu tư triển khai dự án, báo cáo đề xuất UBND tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Dự án “Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công – tư ở Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), đại diện IPSARD đã đưa ra đề xuất mô hình bảo hiểm cho cây cà phê tại Tây Nguyên.

Báo cáo của Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng, 100% số xã trên địa bàn đã có đề án phát triển sản xuất được phê duyệt và đang triển khai thực hiện, tập trung vào các lĩnh vực phát triển sản xuất công nghệ cao đối với rau, hoa, chè, cà phê, cây đặc sản, bò sữa,...

Thống kê chưa đầy đủ của hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau cho thấy diện tích lúa bị thiệt hại lên đến trên 10.000 ha. Điều đáng nói diện tích này chưa dùng lại mà có khả năng tăng từng ngày do nắng nóng, trời ít mưa, xâm nhập mặn.

Xã Đạo Đức (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) vốn là một xã thuần nông, có điểm xuất phát thấp trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Xã đã chủ động mạnh dạn chuyển đổi cây trồng để phát triển sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Với các điều kiện thuận lợi từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội, TP.HCM đã phát triển nghề nuôi cá cảnh từ hơn 50 năm qua và đây được xem là trung tâm cá cảnh Việt Nam. Tuy nhiên, sản xuất, kinh doanh cá cảnh ở TP.HCM vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong đợi...