Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỷ phú ở Ia Chía

Tỷ phú ở Ia Chía
Ngày đăng: 10/06/2015

Lớn lên trên mảnh đất nghèo Ia Chía, tốt nghiệp THPT, Ksor Jú được gia đình tạo điều kiện cho đi học ngành bưu chính viễn thông tại một trường trung cấp ở Đà Nẵng. Sau đó, ông được điều chuyển về công tác tại Bưu điện huyện Ia Grai. Năm 2010, Ksor Jú được Nhà nước cho nghỉ theo chế độ hưu trí, được quyền nghỉ ngơi, hưởng thụ thành quả của một đời lao động vất vả nhưng ông vẫn quyết tâm cùng gia đình xây dựng mô hình kinh tế vườn tại địa phương.

Ông Ksor Jú tâm sự: “Dù đã nghỉ hưu nhưng mình vẫn còn sức khỏe, mình có đất, có ruộng, không thể để đất hoang phí được”. Vì thế, với số tiền tích góp được sau hơn 20 năm công tác, ông mạnh dạn đầu tư trồng cà phê và cao su. Bắt tay vào xây dựng mô hình kinh tế vườn, gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn. Do thiếu kinh nghiệm, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, số vốn đầu tư ít nên cây thường xuyên bị sâu bệnh, cho năng suất thấp.

Không chịu lùi bước, ông trăn trở, tìm tòi qua sách báo để học cách chiết, ghép các loại cây. Nghe người ta giới thiệu ở đâu có cách làm hay và hiệu quả kinh tế cao, ông đều tìm đến tham quan, học hỏi. Đất không phụ công người, sau vài năm cần cù, chịu khó, qua mỗi vụ, ông tích lũy thêm kinh nghiệm để sản xuất có hiệu quả hơn, diện tích đất sản xuất được mở rộng. Đến nay, mô hình kinh tế của Ksor Jú đã cho nguồn thu ổn định, với 5 ha cao su, 4,5 ha cà phê, 4 ha điều, 300 trụ tiêu và 35 con trâu, bò, cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Đây là mức thu nhập rất cao so với mức thu nhập chung ở địa phương.

Bên cạnh phát triển kinh tế, với cương vị là một Chi hội trưởng Người cao tuổi xã Ia Chía, ông thường xuyên đến từng nhà tuyên truyền, vận động bà con trong xã đoàn kết, không được nghe lời xúi giục của kẻ xấu, không mê tín dị đoan, tích cực xây dựng gia đình văn hóa; vận động bà con làm nhà rông, hiến đất và đóng góp ngày công lao động làm đường giao thông nội đồng xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt, ông cũng thường xuyên giúp đỡ bà con nông dân về kỹ thuật chăn nuôi và trồng cây công nghiệp, hỗ trợ vốn cho 4 hộ gia đình với số tiền 5-10 triệu đồng/hộ. Chị Rơ Châm Hia (làng Kom Yố) cho biết: “Nhà mình nghèo, ông Jú thương tình cho mình mượn tiền không lấy lãi. Giờ đây, hơn 300 cây cà phê nhà mình đã cho thu hoạch ổn định, mình không còn đi làm thuê, không phải lo cái ăn từng bữa nữa. Cảm ơn ông Jú nhiều lắm”.

Siêng năng, làm kinh tế giỏi và sống tình nghĩa, ông Ksor Jú là tấm gương tuổi cao-gương sáng được người dân xung quanh mến phục. Với những kết quả đã đạt được, năm 2013, ông vinh dự được Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong sản xuất điều, đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tặng Kỷ niệm chương vì chủ quyền an ninh biên giới năm 2014; được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong việc tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong khu dân cư năm 2014.


Có thể bạn quan tâm

Thủy Lợi Cho Thủy Sản Chậm Còn Hơn Không Thủy Lợi Cho Thủy Sản Chậm Còn Hơn Không

Việc xây dựng hệ thống thủy lợi riêng cho ngành Thủy sản, ngành có nhiều khả năng sẽ mang về khoảng 7 tỷ USD trong năm nay là một quyết định tuy hơi muộn nhưng chứng tỏ các nhà quản lý đã đánh giá đúng vai trò của thủy sản nuôi trong nền kinh tế.

17/06/2014
Mô Hình Dứa Gai Xen Cao Su Ở Xã Ngọc Trung Cho Thu Nhập Cao Mô Hình Dứa Gai Xen Cao Su Ở Xã Ngọc Trung Cho Thu Nhập Cao

Việc xen canh dứa gai với cao su không những đem lại thu nhập cao cho nông dân mà còn có tác dụng giúp đất tơi xốp, tăng cường dưỡng chất cho sự phát triển của cây cao su. Với hiệu quả đem lại, xã Ngọc Trung đang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng dứa gai xen cao su.

08/07/2014
Hiệu Quả Khai Thác Thuỷ Sản Lưới Đăng Ở Tổ Hợp Tác Đầm Chông Hiệu Quả Khai Thác Thuỷ Sản Lưới Đăng Ở Tổ Hợp Tác Đầm Chông

Hơn mười năm qua, Tổ hợp tác (THT) Đầm Chông thuộc làng biển Mỹ Tân (xã Thanh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận) luôn bám biển, phát huy nghề truyền thống đánh bắt thuỷ sản bằng lưới đăng hiệu quả, tạo công ăn việc làm và ổn định thu nhập cho hàng chục lao động địa phương.

08/07/2014
Chăn Nuôi Ứng Dụng Công Nghệ Cao Hiệu Quả Ổn Định, Thân Thiện Môi Trường Chăn Nuôi Ứng Dụng Công Nghệ Cao Hiệu Quả Ổn Định, Thân Thiện Môi Trường

Ngoài việc phải bảo đảm điều kiện cách xa khu dân cư, quy trình chăn nuôi khép kín, mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao còn được chính quyền địa phương ủng hộ nhờ hiệu quả ổn định nên bà con nông dân xã Cây Trường, huyện Bàu Bàng (Bình Dương) rất an tâm đầu tư thực hiện mô hình này.

17/06/2014
Tình Hình Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm Vẫn Diễn Biến Phức Tạp Tình Hình Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm Vẫn Diễn Biến Phức Tạp

Để chủ động phòng bệnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thuỷ sản tiếp tục tăng cường công tác triển khai phòng chống dịch trên toàn tỉnh, song song đó thực hiện tiêm phòng, quản lý tốt các hoạt động giết mổ, bày bán, tiêu thụ gia súc, gia cầm.

08/07/2014