Tỷ phú nuôi tôm thẻ chân trắng
Anh Nhất sinh năm 1978 tại mảnh đất Hòa Thạnh nhưng cuộc đời không suôn sẻ. Năm 19 tuổi, bố mất, chưa có công ăn việc làm ổn định nên anh theo người chú vào Đại Lãnh thuộc tỉnh Khánh Hòa để làm thuê. Cái duyên đến với con tôm là chính thời gian làm thuê mướn này. Đến năm 2011 tích góp được chút vốn liếng, anh quyết định quay về làm giàu trên chính mảnh đất mà bố anh đã để lại.
Để lập nghiệp, anh dành phần lớn thời gian để tìm hiểu tài liệu khoa học trên mạng, tham gia đầy đủ các khóa tập huấn kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn, anh đã đưa ra một quy trình nuôi riêng cho gia đình anh.
Bắt đầu từ năm 2012, với diện tích nuôi là 2 ha, anh đã thành công và thu lãi cao. Những năm sau, anh đã mở rộng thêm diện tích thành gần 4 ha, và năm nào cũng có lãi từ 2 đến 3 tỷ đồng. Tôi nghĩ đó chỉ là con số khiêm tốn vì anh không muốn phô trương như tính cách nội tâm, nói ít làm nhiều của mình.
Nhìn mô hình nuôi tôm của anh đầu tư mới thấy hết được tâm huyết mà anh đã đầu tư vào đó, bài bản và đúng quy trình kỹ thuật từ khâu ương đến nuôi thương phẩm. Anh ưu tiên và mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn giống, thức ăn, thiết kế ao, quy trình chăm sóc, vệ sinh môi trường nuôi bên trong và bên ngoài… Anh còn tự mày mò sáng kiến ra các thiết bị điện điều khiển hệ thống tạo ô-xy cho ao nuôi rất tiện lợi, thông dụng, dễ điều khiển, có hệ thống máy phát điện dự bị khi nguồn điện chính bị ngắt…
Xuất phát từ niềm đam mê với con tôm thẻ chân trắng nên khi chúng tôi hỏi nhiều câu hỏi hóc búa về kỹ thuật nuôi hoặc các quy trình mới, anh đều trả lời được và rất thuyết phục.
Ngồi tiếp chúng tôi chưa tới một giờ đồng hồ mà anh Nhất đã được nhận nhiều cuộc điện thoại gọi đến hỏi về kỹ thuật nuôi tôm. Anh chia sẻ, nhờ nuôi tôm thành công, nên anh đã nổi tiếng và kết bạn trên khắp cả nước từ Quảng Bình cho đến các tỉnh miền Nam. Những cuộc điện thoại mà anh vừa nhận là của các bạn nuôi mới vào nghề nhờ anh tư vấn. Có khi rảnh, anh còn đến tận nơi để chia sẻ kinh nghiệm. Công việc tư vấn này là hoàn toàn tự nguyện và miễn phí.
Tuy còn trẻ tuổi nhưng anh Nhất đã có bề dày kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng. Anh là một gương điển hình của tuổi trẻ làm kinh tế tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Năm 2014 anh được thị xã Sông Cầu bầu chọn tham dự hội nghị tổng kết phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi lần thứ XV của tỉnh Phú Yên.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi rất nhiều hộ thất bại trong chăn nuôi thì vợ chồng chị Nguyễn Thị Dung và anh Trần Minh Long ở thôn ức Vinh, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil không chỉ đứng vững mà còn vươn lên làm giàu nhờ nuôi gà siêu trứng.

Nhằm đánh giá mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Vừa qua, Trung tâm Thủy sản (TTTS) Long An đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cần Đước và Uỷ ban nhân dân xã Tân Chánh, Tân Ân tổ chức hội thảo tổng kết mô hình trình diễn “Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng sinh học” tại nhà ông Huỳnh Bảo Quốc, xã Tân Ân, huyện Cần Đước.

Đến nay, các huyện vùng Đồng Tháp Mười trong tỉnh Long An đã gieo sạ trên 177.300ha lúa Hè Thu. Hiện nay, dịch bệnh trên lúa đang diễn biến phức tạp, nhất là bệnh rầy nâu, đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ,... tập trung chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh.

Giá bán sản phẩm không ổn định, việc tiếp cận về khoa học kỹ thuật, rồi nguồn vốn từ các ngân hàng còn hạn chế… là những vướng mắc mà nông dân Chư Jút vẫn gặp phải. Một trong những nguyên nhân là sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” gồm Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông là rất cần thiết, nhưng trên thực tế vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập.

Giữa tháng Sáu trời nóng nực, nhiều thửa ruộng che phủ vải trắng, lưới nilon ở các vùng sản xuất rau màu tập trung của huyện Gia Lộc nhất là vùng ven thành phố của tỉnh Hải Dương gieo trồng cần tây, tỏi tây, rau mùi… trái vụ vẫn xanh non mơn mởn.