Tỷ phú nuôi tôm thẻ chân trắng
Anh Nhất sinh năm 1978 tại mảnh đất Hòa Thạnh nhưng cuộc đời không suôn sẻ. Năm 19 tuổi, bố mất, chưa có công ăn việc làm ổn định nên anh theo người chú vào Đại Lãnh thuộc tỉnh Khánh Hòa để làm thuê. Cái duyên đến với con tôm là chính thời gian làm thuê mướn này. Đến năm 2011 tích góp được chút vốn liếng, anh quyết định quay về làm giàu trên chính mảnh đất mà bố anh đã để lại.
Để lập nghiệp, anh dành phần lớn thời gian để tìm hiểu tài liệu khoa học trên mạng, tham gia đầy đủ các khóa tập huấn kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn, anh đã đưa ra một quy trình nuôi riêng cho gia đình anh.
Bắt đầu từ năm 2012, với diện tích nuôi là 2 ha, anh đã thành công và thu lãi cao. Những năm sau, anh đã mở rộng thêm diện tích thành gần 4 ha, và năm nào cũng có lãi từ 2 đến 3 tỷ đồng. Tôi nghĩ đó chỉ là con số khiêm tốn vì anh không muốn phô trương như tính cách nội tâm, nói ít làm nhiều của mình.
Nhìn mô hình nuôi tôm của anh đầu tư mới thấy hết được tâm huyết mà anh đã đầu tư vào đó, bài bản và đúng quy trình kỹ thuật từ khâu ương đến nuôi thương phẩm. Anh ưu tiên và mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn giống, thức ăn, thiết kế ao, quy trình chăm sóc, vệ sinh môi trường nuôi bên trong và bên ngoài… Anh còn tự mày mò sáng kiến ra các thiết bị điện điều khiển hệ thống tạo ô-xy cho ao nuôi rất tiện lợi, thông dụng, dễ điều khiển, có hệ thống máy phát điện dự bị khi nguồn điện chính bị ngắt…
Xuất phát từ niềm đam mê với con tôm thẻ chân trắng nên khi chúng tôi hỏi nhiều câu hỏi hóc búa về kỹ thuật nuôi hoặc các quy trình mới, anh đều trả lời được và rất thuyết phục.
Ngồi tiếp chúng tôi chưa tới một giờ đồng hồ mà anh Nhất đã được nhận nhiều cuộc điện thoại gọi đến hỏi về kỹ thuật nuôi tôm. Anh chia sẻ, nhờ nuôi tôm thành công, nên anh đã nổi tiếng và kết bạn trên khắp cả nước từ Quảng Bình cho đến các tỉnh miền Nam. Những cuộc điện thoại mà anh vừa nhận là của các bạn nuôi mới vào nghề nhờ anh tư vấn. Có khi rảnh, anh còn đến tận nơi để chia sẻ kinh nghiệm. Công việc tư vấn này là hoàn toàn tự nguyện và miễn phí.
Tuy còn trẻ tuổi nhưng anh Nhất đã có bề dày kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng. Anh là một gương điển hình của tuổi trẻ làm kinh tế tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Năm 2014 anh được thị xã Sông Cầu bầu chọn tham dự hội nghị tổng kết phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi lần thứ XV của tỉnh Phú Yên.
Có thể bạn quan tâm

Lạng Sơn có 6 loại cây ăn quả mũi nhọn trong giảm nghèo và làm giàu là na, hồng, quýt, đào, nhãn, vải thiều. Các chương trình tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã giúp nhiều hộ nông dân xứ Lạng mở rộng diện tích, cải tạo vườn cây ăn quả.

Trong thời gian 3 tháng, học viên học lý thuyết về cách chọn giống, làm đất, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hành, tỏi, ớt, và kiệu để sản xuất theo hướng VietGAP. Học viên cũng được thực hành mô hình trồng ớt hiểm lai F1 trên diện tích 500m2 vụ thu - đông năm 2014.

Gần 100 gian hàng thương nghiệp phục vụ nhu cầu thiết yếu trong sản xuất và đời sống của nông dân đã được quy tụ tại chợ phiên nông sản, phiên chợ hàng Việt và ngày hội văn hoá, thể thao nông dân Củ Chi lần thứ VII năm 2014.

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xác định phát triển sản xuất là một tiêu chí quan trọng, nên trong gần 4 năm qua ngành khuyến nông đã tiến hành xây dựng được trên 9.000 mô hình sản xuất có hiệu quả.

Gạt những giọt mồ hôi còn đọng lại sau khi thu những bao lúa từ ngoài đồng về nhà, ông Vi Văn Thắng ở xã Đông Thành, huyện Thanh Ba hồ hởi: Năm nay là năm đầu tiên tôi tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn, thấy kết quả cũng khá khả quan.