Tỷ Phú Nuôi Ngao Ở Nam Định

Từ lâu đã được nghe về năng lực và hiệu quả của việc sản xuất ngao giống tại Nam Định nhưng phải đến bây giờ, chúng tôi mới có điều kiện để đích thị đến thăm cở sở sản xuất của anh Nguyễn Văn Cửu ở xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy. Tin đồn quả không sai!
Năm 1989, anh Cửu đã bắt đầu khai thác và bán ngao sang thị trường Trung Quốc. Từ bán được, anh bắt đầu nuôi, nhưng do chưa có kinh nghiệm cùng với việc nhiều người cùng khai thác nên nguồn ngao cạn kiệt nhanh chóng. Anh tiếp tục vào Thanh Hóa mua ngao giống về nuôi nhưng cũng thất bại. Nghề nuôi ngao chỉ tồn tại một số năm, đến 1998 thì dân bỏ bãi không nuôi nữa. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh quyết định vào Bến Tre mang ngao trắng và sò huyết về Nam Định nuôi.
Việc nuôi sò huyết chỉ duy trì được 2 năm, nhưng con ngao trắng (ngao Bến Tre) thì phát triển rất mạnh và được thị trường ưa chuộng. Nhận thấy không thể đi mua con giống mãi được, năm 2003, anh Cửu bắt đầu sản xuất ngao giống thử nghiệm. Thật không ngờ, ngao giống anh sản xuất thử có tỷ lệ sống cao ngang với ngao tự nhiên, chất lượng ngao thịt đảm bảo. Anh xây bể cho ngao đẻ bằng phương pháp “sốc nhiệt”.
Năm 2007, anh sản xuất được 4 triệu con giống cấp II (ngao cúc). Do ngao giống anh sản xuất tại chỗ nên tỷ lệ hao hụt thấp khi nuôi (10-15%), giá bán phải chăng nên nhiều người đặt mua ngao giống của anh. Nếu năm 2009, anh sản xuất được 1 tỷ con thì đến năm 2013, sản lượng ngao giống của anh tăng lên 4 tỷ con. Doanh thu năm 2013 của anh Cửu trên 20 tỷ đồng.
Anh Cửu cho biết, nhu cầu ngao giống ở Nam Định và các địa phương rất lớn nên hiện nay Nam Định có 40 sơ sở sản xuất ngao giống. Năm 2013, Nam Định sản xuất trên 20 tỷ con, nhu cầu nuôi trong tỉnh khoảng 10 tỷ con/năm, còn trên 10 tỷ con được xuất sang Trung Quốc và các tỉnh lân cận, thậm chí còn xuất vào cả Bến Tre. Anh cũng cho biết, năm nay giá ngao thịt có giảm nhiều so với mọi năm nhưng nuôi ngao thịt vẫn có lãi vì ngao ăn thức ăn tự nhiên, người nuôi chỉ bỏ tiền giống và công bảo vệ.
Anh cũng đề nghị các cơ quan chức năng nên quy hoạch và bảo tồn bãi ngao bản địa (ngao dầu) vì loài ngao này thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng và giá trị của ngao dầu luôn cao gấp 2 lần ngao trắng, có như vậy nghề nuôi ngao ở Nam Định mới cho hiệu quả cao và bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, cá rô phi đơn tính đã được nhân dân trong tỉnh Ninh Bình đưa vào nuôi, tuy nhiên chủ yếu theo phương pháp truyền thống, nuôi ghép với các đối tượng khác, kỹ thuật thâm canh hạn chế nên chưa phát huy tối đa tiềm năng.

Đầu vụ tôm năm nay, không ít nông dân ở các vùng nuôi tôm trọng điểm như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… phải “treo” đầm vì hết vốn, trong khi nợ ngân hàng, nợ tiền đại lý thức ăn đang bủa vây lấy họ.

Mới đây, Phòng NN&PTNT huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu kết hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức hội thảo hướng dẫn một số giải pháp nhằm giảm giá thành trong nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh. Hơn 50 nông dân xã Vĩnh Hậu tham dự.

Chiều 3/11, đại diện lãnh đạo UBND TP Cam Ranh (Khánh Hòa) tổ chức đối thoại với các hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi các dự án nạo vét tại vịnh Cam Ranh.

Ngày 02/11/2015, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất trồng lúa tại huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang” tại mô hình nông dân tham gia trong dự án.