Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỷ Phú Gà Lương Phượng Ở Hà Nội

Tỷ Phú Gà Lương Phượng Ở Hà Nội
Ngày đăng: 28/11/2012

Vào một ngày đầu đông, chúng tôi có dịp tìm tới trang trại gà siêu trứng của ông Đôn Đức Hùng tại Phượng Cách, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Từ một người tàn tật, giờ đây ông Hùng không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp đỡ nhiều người, giúp họ có công ăn việc làm ổn định.

Với diện tích chỉ 3.000 m2, ông Hùng nuôi gần 5.000 gà siêu trứng. Chỉ tính riêng tiền trứng, mỗi ngày ông thu về trên 1 triệu đồng. Nếu tính cả thu nhập từ bán gà giống, mỗi năm trang trại gà mang về cho gia đình ông hơn 300 triệu đồng tiền lãi.

Ông Hùng cho biết, do có ý tưởng ấp ủ một trang trại gà nên từ năm 1992, ông đã tận dụng phần diện tích nhỏ trong vườn để nuôi gà. Nhận thấy nhu cầu của người dân về giống gà và nhu cầu sử dụng trứng làm thức ăn, ông quyết định phát triển đàn gà theo quy mô trang trại, vừa cung cấp giống, vừa bán trứng. Năm 2002, ông đầu tư 2 tỷ đồng, đấu thầu 3.000 m2 để xây dựng chuồng trại và mua giống gà Lương Phượng siêu trứng. Một trại gà hoàn chỉnh được ông Hùng thiết kế từ chuồng nuôi đến việc tự làm mưa nhân tạo trên mái, cửa hút ánh sáng, chuồng riêng cho gà đẻ trứng… "Tôi thấy thiết kế như vậy vừa chống nóng cho gà tốt, vừa đỡ được điện, lại tạo được sự thông thoáng, giúp đảm bảo tốt môi trường sống của đàn gà", ông Hùng nói.

Mấy chục năm trước, không ai có thể tưởng tượng cậu bé bại liệt ngày nào, giờ có thể trở thành tỷ phú. Vượt lên số phận, ông tự thiết kế một chiếc xe ba bánh phù hợp với cơ thể bệnh tật của mình. Với chiếc xe tự chế, ông Hùng từng lên tận Lạng Sơn để làm ăn, buôn bán. Nhưng sau những đợt đi ngược về xuôi, cái nghề mà ông lựa chọn và gắn bó lại là nuôi gà Lương Phượng. Hơn một chục năm gắn bó với con gà, có lẽ thời điểm ông Hùng nhớ nhất là năm 2003 - 2004.

Dịch cúm gia cầm ập đến, trứng không tiêu thụ được và bị hỏng. Năm ấy, hơn 200 triệu đồng đội nón ra đi, trong khi ông vẫn còn nợ nần chồng chất từ hồi đầu tư trang trại. Nhưng khi dịch qua đi, đàn gà của ông Hùng không nhiễm bệnh, nhờ đó trứng và giống lại bán chạy. Cứ đều đều 400 triệu đồng tiền lãi một năm, ông trả được nợ, và đến giờ, còn tạo được công ăn việc làm thường xuyên cho nhiều lao động, với mức lương trung bình 2 triệu đồng/tháng.

Đến giờ, trại gà của ông Hùng chưa một lần bị dịch cúm. Đó là vì ông luôn tìm hiểu và áp dụng các biện pháp khoa học. Nhưng không giữ làm bí quyết riêng cho mình, ông Hùng còn sẵn sàng chia sẻ với bất cứ ai tìm đến trang trại để trao đổi kinh nghiệm.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Đàn Bò Thịt Chất Lượng Cao Bằng Phương Pháp Thụ Tinh Nhân Tạo Phát Triển Đàn Bò Thịt Chất Lượng Cao Bằng Phương Pháp Thụ Tinh Nhân Tạo

Mục tiêu của Dự án là cải tiến, nâng cao chất lượng đàn bò thịt tại Bến Tre nhằm đưa cơ cấu giống bò thịt chất lượng cao từ 3% (năm 2010) lên 15% (năm 2015), góp phần làm thay đổi cơ cấu giống bò, hình thành ngành sản xuất chăn nuôi bò thịt.

17/12/2013
Làm Giàu Trên Vùng Đất Mới Làm Giàu Trên Vùng Đất Mới

Rời quê hương Bắc Giang với hai bàn tay trắng, ông Nguyễn Văn Minh (khu phố Ba Đình, thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên - Bình Dương) đã chọn Bình Dương làm quê hương thứ hai để lập nghiệp. Với mô hình VAC (vườn - ao - chuồng), hàng năm ông Minh đã thu được tiền tỷ và là một trong những gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi 5 năm liền của tỉnh.

17/12/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Ráo Trâu Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Ráo Trâu

Thời gian qua, việc mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi, cây trồng không chỉ làm đa dạng mô hình sản xuất mà nó còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhiều nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long.

17/12/2013
Ngư Dân Trúng Đậm Cá Mùa Biển Động Ngư Dân Trúng Đậm Cá Mùa Biển Động

Những ngày biển động, khi nhiều tàu đánh bắt nằm im gối bờ thì tàu đánh bắt cá chuồn, cá mập của ngư dân Nghĩa An (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) bắt đầu vào "mùa làm ăn". Công việc nguy hiểm, thời tiết không được thuận lợi, nhưng bù lại cho những nhọc nhằn là phiên biển "trúng đậm".

18/12/2013
Tôm Càng Xanh Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Tôm Càng Xanh Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)

Bên cạnh mô hình luân canh tôm – lúa ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã khẳng định tính hiệu quả của vùng canh tác bền vững, thì mô hình luân canh tôm nước lợ với tôm càng xanh đã cho nông dân nguồn thu nhập đáng kể.

18/12/2013