Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỷ phú cam sành

Tỷ phú cam sành
Ngày đăng: 16/10/2015

Đến xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên nếu hỏi ông Lâm Thành Thắm (tên thân mật là Ba Thắm) hầu như ai cũng biết bởi ông không chỉ là một trong những người tiên phong trong việc hình thành nên vùng cây ăn trái đặc sản Hiếu Liêm mà còn nổi tiếng nhờ tính năng động, sáng tạo, ý chí vượt khó, dám nghĩ, dám làm.

Năm 2004, từ vùng đất Đồng Tháp, cùng với những người anh em của mình, ông Ba Thắm tìm đến vùng đất Hiếu Liêm lập nghiệp.

Với con mắt tinh đời của người trồng cây ăn trái lâu năm, Ba Thắm biết được rằng, vùng đất ven sông Bé với những triền đất phù sa cổ thoai thoải sẽ giúp mình làm giàu.

Sau đó, ông quyết tâm đầu tư công sức, tiền của gây dựng trang trại trồng cam, quýt.

Tuy nhiên, với quyết tâm làm giàu, ông đã bám đất, bám vườn, hăng say lao động và chỉ trong vòng 3 năm, những mùa trái ngọt đã đến.

Vừa sản xuất đúc rút kinh nghiệm, vừa tích góp, đến nay ông Ba Thắm đã có 60 ha trồng cam, quýt, trong đó cây cam sành chiếm diện tích khoảng 70% và là loại cây mang lại nguồn thu chính cho trang trại.

Ông bảo: “Thấy nhu cầu tiêu thụ cam, quýt vào mùa hè rất mạnh, trong khi mình không có để cung ứng nên tôi tìm cách làm cho cam, quýt phải “đẻ” nghịch mùa để có thu nhập cao hơn”.

Chính vì thế, ngay từ khi bắt tay vào xây dựng trang trại, ông Ba Thắm đã thực hiện cuốc liếp để trồng cam, quýt - điều mà người ta chỉ áp dụng với một số loại cây hoa màu.

Không những thế, ông còn mua bạt nhựa về phủ khắp các diện tích đất đang canh tác.

Việc phủ bạt giúp ông hạn chế được cỏ dại, cắt được nước cho cây, từ đây cam, quýt đã buộc phải ra trái theo đúng ý ông mong muốn.

Từ việc phủ bạt trong sản xuất, dần dần ông xây dựng hệ thống tưới phun tự động cho tất cả các diện tích canh tác.

Việc tưới phun vừa tiết kiệm nhân công, tiết kiệm nước, hiệu quả tưới cũng được nâng lên.

Ông cho biết: “Tôi đã ứng dụng hệ thống tưới phun tự động trên diện tích vườn cây gia đình trong nhiều năm nay và nhận thấy ưu thế của cách tưới này.

Trước đây, khi chưa ứng dụng hệ thống tưới phun tự động, với 1 ha, tôi phải tốn hơn một chục nhân công tưới, số tiền công tưới cho 1 ha vườn cây là trên 1 triệu đồng.

Đến nay, tôi chỉ cần 3 nhân công tưới cho diện tích vườn nhà và công việc của các nhân công này cũng nhẹ nhàng hơn nhiều”.

Bằng việc sử dụng hệ thống tưới nhẹ nhàng là có thể tưới cho cả một diện tích hàng chục ha, bất kể là ngày hay đêm và có thể điều chỉnh mức độ tưới theo ý muốn phun tự động, chỉ cần một vài thao tác .

Để tạo ra sản phẩm có chất lượng, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, ông Ba Thắm tiếp tục ứng dụng các chế phẩm sinh học vào sản xuất.

Với việc sản xuất theo hướng nông nghiệp kỹ thuật cao, giá trị sản xuất của ông đã tăng lên 40% so với cách thông thường.

Đất không phụ lòng người, hơn 10 năm gắn bó với vùng đất Hiếu Liêm, ông đã có cuộc sống sung túc.

Trung bình mỗi năm, sau khi trừ hết chi phí sản xuất, đầu tư, ông thu về khoảng 9 tỷ đồng.

Đây là nguồn thu nhập đáng mơ ước của rất nhiều nông dân.

Trang trại của ông hiện giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động nông thôn tại các địa phương


Có thể bạn quan tâm

Đồng Màu Gia Bình Tiêu Điều Sau Bão Đồng Màu Gia Bình Tiêu Điều Sau Bão

Những ruộng mía, vườn chuối trăm triệu là nguồn thu nhập trông đợi cả năm trời bỗng chốc đổ rạp cùng với nỗi lo đè nặng lên vai người nông dân Gia Bình (Bắc Ninh) sau cơn bão số 3. Thiệt hại bão gây ra cho sản xuất nông nghiệp của địa phương này là không nhỏ và những biện pháp khắc phục, cứu vớt tài sản đang được chính quyền và người dân Gia Bình khẩn trương thực hiện.

20/09/2014
Yên Sơn (Tuyên Quang) Phát Triển Chăn Nuôi Thủy Sản Yên Sơn (Tuyên Quang) Phát Triển Chăn Nuôi Thủy Sản

Để phát triển kinh tế, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, mặt nước, nhân lực... góp phần tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, UBND huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương trên địa bàn tập trung mở rộng diện tích, đa dạng hình thức nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển bền vững.

22/09/2014
Nuôi Cua Trong Ruộng Lúa Nuôi Cua Trong Ruộng Lúa

Phòng NN-PTNT huyện Tây Hòa (Phú Yên) phối hợp với Trung tâm Giống & kỹ thuật thủy sản của tỉnh triển khai dự án KH-CN “Xây dựng mô hình nuôi cua đồng trong ruộng lúa” do KS Nguyễn Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện làm Chủ nhiệm.

22/09/2014
Huyện Phú Tân Thiếu Điện Ba Pha Nuôi Tôm Công Nghiệp Huyện Phú Tân Thiếu Điện Ba Pha Nuôi Tôm Công Nghiệp

Khó khăn hiện nay là diện tích nuôi tôm phát triển, nguồn điện phục vụ thiếu, nên chi phí trong quá trình nuôi tăng cao. Người nuôi tôm ở huyện Phú Tân đang gặp nhiều khó khăn không chỉ về vốn, con giống, kỹ thuật, đầu ra, mà yếu tố quan trọng đó là về điện.

22/09/2014
Nghị Định 67 Và Nỗi Băn Khoăn Của Ngư Dân Quảng Trị Nghị Định 67 Và Nỗi Băn Khoăn Của Ngư Dân Quảng Trị

Ngày 25/8/2014, Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản chính thức có hiệu lực. Đây được xem là cú hích cho ngành thủy sản cả nước trong đó có Quảng Trị. Tuy nhiên, hiện nhiều ngư dân trên địa bàn tỉnh đang băn khoăn lo lắng mình không nằm trong danh sách được ưu tiên vay vốn đóng tàu vì chỉ tiêu phân bổ quá ít.

22/09/2014