Tỷ phú cam sành

Đến xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên nếu hỏi ông Lâm Thành Thắm (tên thân mật là Ba Thắm) hầu như ai cũng biết bởi ông không chỉ là một trong những người tiên phong trong việc hình thành nên vùng cây ăn trái đặc sản Hiếu Liêm mà còn nổi tiếng nhờ tính năng động, sáng tạo, ý chí vượt khó, dám nghĩ, dám làm.
Năm 2004, từ vùng đất Đồng Tháp, cùng với những người anh em của mình, ông Ba Thắm tìm đến vùng đất Hiếu Liêm lập nghiệp.
Với con mắt tinh đời của người trồng cây ăn trái lâu năm, Ba Thắm biết được rằng, vùng đất ven sông Bé với những triền đất phù sa cổ thoai thoải sẽ giúp mình làm giàu.
Sau đó, ông quyết tâm đầu tư công sức, tiền của gây dựng trang trại trồng cam, quýt.
Tuy nhiên, với quyết tâm làm giàu, ông đã bám đất, bám vườn, hăng say lao động và chỉ trong vòng 3 năm, những mùa trái ngọt đã đến.
Vừa sản xuất đúc rút kinh nghiệm, vừa tích góp, đến nay ông Ba Thắm đã có 60 ha trồng cam, quýt, trong đó cây cam sành chiếm diện tích khoảng 70% và là loại cây mang lại nguồn thu chính cho trang trại.
Ông bảo: “Thấy nhu cầu tiêu thụ cam, quýt vào mùa hè rất mạnh, trong khi mình không có để cung ứng nên tôi tìm cách làm cho cam, quýt phải “đẻ” nghịch mùa để có thu nhập cao hơn”.
Chính vì thế, ngay từ khi bắt tay vào xây dựng trang trại, ông Ba Thắm đã thực hiện cuốc liếp để trồng cam, quýt - điều mà người ta chỉ áp dụng với một số loại cây hoa màu.
Không những thế, ông còn mua bạt nhựa về phủ khắp các diện tích đất đang canh tác.
Việc phủ bạt giúp ông hạn chế được cỏ dại, cắt được nước cho cây, từ đây cam, quýt đã buộc phải ra trái theo đúng ý ông mong muốn.
Từ việc phủ bạt trong sản xuất, dần dần ông xây dựng hệ thống tưới phun tự động cho tất cả các diện tích canh tác.
Việc tưới phun vừa tiết kiệm nhân công, tiết kiệm nước, hiệu quả tưới cũng được nâng lên.
Ông cho biết: “Tôi đã ứng dụng hệ thống tưới phun tự động trên diện tích vườn cây gia đình trong nhiều năm nay và nhận thấy ưu thế của cách tưới này.
Trước đây, khi chưa ứng dụng hệ thống tưới phun tự động, với 1 ha, tôi phải tốn hơn một chục nhân công tưới, số tiền công tưới cho 1 ha vườn cây là trên 1 triệu đồng.
Đến nay, tôi chỉ cần 3 nhân công tưới cho diện tích vườn nhà và công việc của các nhân công này cũng nhẹ nhàng hơn nhiều”.
Bằng việc sử dụng hệ thống tưới nhẹ nhàng là có thể tưới cho cả một diện tích hàng chục ha, bất kể là ngày hay đêm và có thể điều chỉnh mức độ tưới theo ý muốn phun tự động, chỉ cần một vài thao tác .
Để tạo ra sản phẩm có chất lượng, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, ông Ba Thắm tiếp tục ứng dụng các chế phẩm sinh học vào sản xuất.
Với việc sản xuất theo hướng nông nghiệp kỹ thuật cao, giá trị sản xuất của ông đã tăng lên 40% so với cách thông thường.
Đất không phụ lòng người, hơn 10 năm gắn bó với vùng đất Hiếu Liêm, ông đã có cuộc sống sung túc.
Trung bình mỗi năm, sau khi trừ hết chi phí sản xuất, đầu tư, ông thu về khoảng 9 tỷ đồng.
Đây là nguồn thu nhập đáng mơ ước của rất nhiều nông dân.
Trang trại của ông hiện giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động nông thôn tại các địa phương
Có thể bạn quan tâm

Ngoài tiêu thụ mạnh tại địa phương, đậu phộng ở huyện Tuy An còn được thương lái thu gom, chuyển vào TP Hồ Chí Minh bán cho các cơ sở sản xuất dầu ăn. Vào thời điểm này, giá bán mỗi kg đậu phộng tươi (còn vỏ) ở huyện Tuy An từ 7.000 đến 9.000 đồng. Nhờ năng suất thu hoạch và giá bán cao, mỗi sào đậu phộng trong thời gian khoảng 3 tháng đã cho hộ sản xuất thu nhập hơn 7 triệu đồng.

Không trồng luân canh cây hoa màu để cải tạo đất trong 3 năm theo quy trình tái canh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số nông dân ở xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột đã tái canh trực tiếp theo kinh nghiệm và bước đầu đã thành công, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc giải quyết bài toán tái canh cà phê hiện nay.

Ông Nguyễn Trung Thành, ở thôn Phúc Xuân, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn chia sẻ, tham gia sản xuất chè an toàn, gia đình ông đã biết cách chăm sóc, thu hái và chế biến chè đúng kỹ thuật. Chè hái về được phơi trên giá lưới, không phơi trên nền sân như trước.

Lâu nay, người dân xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng chủ yếu vẫn gắn liền với cây lúa nước, cây mía, cây điều… nhưng mới đây việc thí điểm thành công mô hình trồng nấm linh chi đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Rau xanh không thể thiếu được trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người chúng ta. Không giống như cây lúa, cây rau được gieo trồng với nhiều chủng loại phong phú, có thời gian sinh trưởng ngắn nên đòi hỏi chế độ tưới nước bón phân cũng như phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn. Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề như, rau dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư đạm, rau nhiễm các loại vi trùng và ký sinh trùng… có khả năng gây hại đến sức khỏe cho người tiêu dùng.