Tỷ Phú Cá Lóc

Ông Nguyễn Văn Long ở phường Thái Hòa, TX.Tân Uyên là một trong những gương sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn phường nhiều năm liền. Ông được nhiều người biết đến nhờ đi đầu trong thực hiện mô hình nuôi cá lóc, mỗi năm thu về cả tỷ đồng.
Năm 1988, sau khi xuất ngũ trở về, ông Long không những tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương mà còn hăng hái trong sản xuất nông nghiệp. Ông tâm sự, cuộc sống của gia đình ông vào những năm 1990 còn nhiều khó khăn, vì gia đình dựa vào nghề làm nông nhưng trong tay chỉ được vài ngàn m2 đất. Nhưng nếu có quyết tâm và tìm tòi hướng đi mới thì sẽ thành công.
Với suy nghĩ đó, ông đã chịu khó tìm hiểu, học tập kinh nghiệm từ những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả ở trong và ngoài địa phương, sau đó mạnh dạn gom hết vốn liếng thuê 3 ha đất ruộng tại khu phố Tân Mỹ, phường Thái Hòa để đào ao nuôi cá rô đồng. Ban đầu ông chỉ nuôi hơn 1 ha mặt nước.
Những vụ đầu có vụ ông bội thu nhưng có vụ thua lỗ nặng vì cá chết, không đạt doanh số, lại còn bị thương lái ép giá… “Làm ăn có lúc thuận lợi, lúc khó khăn. Cái chính là mình học hỏi được nhiều qua những vụ cá để có hướng phát triển phù hợp”, ông Long nói. Đó cũng là lý do để ông tiếp tục gắn bó với nghề nuôi cá, nhưng với cách làm mới, hiệu quả hơn.
Từ nguồn tiền tích góp sau thời gian nuôi cá rô đồng, ông tiếp tục học hỏi từ các mô hình hiệu quả, các lớp tập huấn và từ sách vở rồi lập dự án hẳn hoi và vay thêm vốn từ ngân hàng, người thân chuyển sang mô hình nuôi cá lóc - một mô hình chăn nuôi khá mới lúc bấy giờ. Thành công ngay từ những vụ đầu tiên nên ông đã mở rộng diện tích nuôi lên 3 ha mặt nước. “Mỗi năm tôi thu được hai vụ cá, mỗi vụ thu hoạch khoảng trên 200 tấn cá, giá bình quân từ 35.000 - 45.000 đồng/kg. Tính ra mỗi năm tôi thu lãi ròng hơn 1 tỷ đồng”, ông Long cho biết.
Với cách làm ăn khá vững vàng này, ông Long không chỉ vươn lên làm giàu mà còn tạo việc làm ổn định cho 5 lao động nghèo tại địa phương với mức lương 5 triệu đồng/ người/tháng. Đặc biệt, trong thời gian qua ông còn chia sẻ kinh nghiệm cho bà con nông dân trong và ngoài địa phương thực hiện thành công mô hình nuôi cá lóc. Ông Long đã được TX.Tân Uyên nhiều lần khen thưởng và hiện đang được địa phương đề xuất Trung ương cấp bằng khen “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”.
Là người được huấn luyện và trưởng thành trong môi trường quân đội, khi trở về công tác ở địa phương ông Long rất chịu khó và năng nổ trong công việc. Không chỉ hoàn thành tốt công tác tại địa phương ông còn làm kinh tế giỏi, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con nông dân nên được nhiều người quý mến.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 22/5 trên địa bàn tỉnh có gần 33 ha tôm nuôi bị chết; trong đó chuyên tôm sú gần 14 ha ở huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Hương Trà và tôm chân trắng 19 ha ở huyện Phong Điền, Phú Lộc.

Theo tin từ Sở Công Thương, trong 4 tháng đầu năm 2013, thanh long Bình Thuận xuất khẩu chính ngạch đạt 7.451 tấn, trị giá 5,27 triệu USD. Thanh long đã xuất vào 8 thị trường, chủ yếu là châu Á, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường chính với kim ngạch đạt 2,64 triệu USD, chiếm tỷ trọng 53,6%, kế tiếp là Indonesia 1,33 triệu USD, Thái Lan 0,42 triệu USD.

Từ ngày 17 - 21/5, Công ty TNHH Nông lâm sản Nam Việt, TP Hồ Chí Minh (gọi tắt Công ty Nam Việt) đã tổ chức thu mua 20 tấn xoài cát của 50 xã viên HTXNN 2 Cát Hanh (Phù Cát - Bình Định) tham gia liên minh sản xuất (LMSX) và tiêu thụ xoài cát - Phù Cát bền vững.

Tại một buổi đấu giá diễn ra ở Chợ bán buôn Trung tâm Sapporo thuộc phía Bắc Hokkaido (Nhật Bản) vào hôm 24-5, cặp dưa vàng Yubari đã được bán với giá 1,6 triệu yên (hơn 331 triệu đồng Việt Nam). Đây là mức giá cao thứ ba từng được trả cho giống dưa vàng danh tiếng

Trước đây, đời sống của gia đình anh Trần Văn Lợi, ở làng Hiệp Hà, thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh - Bình Định) rất khó khăn. Năm 2003, anh vay vốn mua 5 con dê, trị giá 10 triệu đồng về nuôi thử, một năm sau 4 con dê cái đẻ 16 dê con (một năm dê đẻ hai lứa, mỗi lứa hai con).