Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỷ Phú Cá Chình

Tỷ Phú Cá Chình
Ngày đăng: 11/02/2015

Anh Phan Hồng Phúc ở ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn (An Giang) đã thành công trong việc SX cá chình giống và nuôi thương phẩm mang lại lợi nhuận trên 1 tỷ đồng/năm.

Gia đình anh Phúc có 3 công ruộng ở vị trí không được tốt nên hiệu quả canh tác lúa không cao, anh phải tìm kế sản xuất (SX) khác để nuôi sống 4 miệng ăn. Tình cờ anh xuống thăm mấy người bạn ở Cà Mau, thấy mô hình nuôi cá bống tượng nên về làm thử. Nào ngờ, con cá bống tượng làm vợ chồng anh bao phen hoảng hồn, do cá chết hàng loạt mà không biết nguyên nhân. Rồi anh kiên nhẫn học hỏi kinh nghiệm, tìm tài liệu nghiên cứu. Từ chỗ nuôi lỗ, anh hòa vốn và có lời.

Năm 2005, nghe nói Phan Hồng Phúc ở xã Phú Thuận nuôi cá bống tượng, ai cũng lấy làm ngạc nhiên. Bạn hàng vùng lộ tẻ Cái Sắn nghe cũng muốn tìm đến xem thử. Từ sự “hiếu kỳ” đó, họ mới kết thân, giúp anh Phúc biết thêm con cá chình. Khi con cá bống tượng bị “trục trặc” về giống, thị trường, kỹ thuật chăm sóc… anh Phúc bắt đầu chuyển sang nuôi cá chình.

Vừa bán giống, anh vừa nuôi cá thịt. Anh chủ động được nguồn giống nhờ nắm vững kỹ thuật ương cá hương, nuôi dưỡng thành con giống. Cá chình được anh cung cấp khi cho nhu cầu nuôi lồng bè (khoảng tháng tư đến tháng tám âm lịch), còn đối với nuôi trong vuông ruộng lúc nào cũng có.

Cá chình nuôi sau một năm, trọng lượng 1-1,5 kg giá bán khoảng 400.000 đồng/kg, nhu cầu thị trường TP HCM ăn hàng rất mạnh. Trong khi đó, chi phí thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản lại thấp nên cho lợi nhuận cao. “Để có được nguồn thu nhập tốt, người nuôi cá chình cần quan tâm nguồn nước, điều kiện vùng nuôi, kỹ thuật chăm sóc. Do giá con giống đắt nên xảy ra rủi ro sẽ đội chi phí, người nuôi không có lời”, anh Phúc chia sẻ.

Anh Phan Hồng Phúc khoe, Hội Nông dân tỉnh An Giang tổ chức đoàn cán bộ, hội viên và nông dân các địa phương đến tham quan, trao đổi mô hình của anh. Các ngành, các cấp ở huyện Thoại Sơn còn hỗ trợ vốn và mặt kỹ thuật để anh phát triển quy mô SX như hôm nay. Từ năm 2009 đến năm 2012, mỗi năm trừ chi phí anh có lãi 700-800 triệu đồng. Năm 2014 lãi trên 1,2 tỷ đồng.

Ông Vũ Thanh Quyền, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thoại Sơn cho biết, ương nuôi cá chình trong ao đất đem lại lợi nhuận cao cho gia đình anh Phan Hồng Phúc. Ngoài việc cung cấp giống, anh Phúc còn thu mua cá chình thương phẩm của các hộ nuôi, khuyến khích họ cùng phát triển nghề này. Đây là hướng đi mới cho hội viên, nông dân Thoại Sơn, góp phần tăng thu nhập, vươn lên làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Bắp Lai Chịu Hạn Có Năng Suất Cao Bắp Lai Chịu Hạn Có Năng Suất Cao

Triển khai từ tháng 1-2013, mô hình phát triển cây bắp lai chịu hạn LVN61 tại huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) được đánh giá là khá hiệu quả. Qua đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ và địa phương, các ruộng bắp trong mô hình sinh trưởng và phát triển vượt trội; hiệu quả ước đạt cao hơn so với canh tác truyền thống khoảng 20 đến 30%.

02/08/2013
Vịt Super Heavy Cho Lãi Cao Ở Nam Sách (Hải Dương) Vịt Super Heavy Cho Lãi Cao Ở Nam Sách (Hải Dương)

Vịt Super Heavy có ngoại hình đẹp, chân vàng, lông trắng, tỷ lệ nạc khá cao, trọng lượng đạt từ 3,3 - 3,68 kg/con sau 1,5 tháng nuôi, cho lãi từ 750 - 850 nghìn đồng/100 con.

17/04/2013
Thu Nhập Cao Từ Nuôi Gà Tre Thu Nhập Cao Từ Nuôi Gà Tre

Thay vì nuôi những giống gà lai, gà công nghiệp, mấy năm gần đây, gia đình ông Nguyễn Văn Thân, thôn Lân Thịnh, xã Phúc Hòa (Tân Yên, Bắc Giang) đã đầu tư chăn nuôi gà tre, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

09/09/2012
Chuẩn Bị Đưa Hệ Thống Xử Lý Quả Thanh Long Bằng Hơi Nước Nóng Vào Hoạt Động Ở Bình Thuận Chuẩn Bị Đưa Hệ Thống Xử Lý Quả Thanh Long Bằng Hơi Nước Nóng Vào Hoạt Động Ở Bình Thuận

Đến thời điểm này, Công ty TNHH XNK Nông sản Hồng Ân (xã Hải Ninh, Bắc Bình - Bình Thuận) đã hoàn thành việc đầu tư, xây dựng Nhà máy xử lý thanh long bằng hệ thống xử lý hơi nước nóng, công suất 4.200 tấn/năm. Theo đó, công ty đã có văn bản trình Cục Bảo vệ thực vật xem xét, kiểm tra để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động và bảo đảm tính pháp lý cho việc vận hành nhà máy.

17/04/2013
Học Kinh Nghiệm Nuôi Và Xuất Khẩu Thủy Sản Học Kinh Nghiệm Nuôi Và Xuất Khẩu Thủy Sản

Chiều 14-4, ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, hiệp hội đang cùng các nhà chuyên môn thuộc Bộ NN-PTNT sang Na Uy để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về mô hình nuôi, chế biến và xuất khẩu cá hồi. Na Uy là đất nước nổi tiếng về nghề nuôi và xuất khẩu cá hồi, xuất khẩu cá hồi đạt khoảng 5 - 6 tỷ USD/năm.

18/04/2013