Tuyệt chiêu ép cây mọc thành hình bàn ghế đẹp như đẽo

Khi còn nhỏ, trong một lần dạo chơi trong vườn, nhà thiết kế người Anh Gavin Munro đã nhìn thấy một cây bonsai có hình dáng rất giống với chiếc ghế tựa mà cậu vẫn ngồi hàng ngày .
Từ đó, Gavin Munro đã nảy sinh và ấp ủ ý tưởng, tạo ra những đồ mộc độc đáo từ chính những cái cây .
Cây non được tạo hình
Bí quyết của Munro là dùng bộ khung cho các cây trồng như liễu, sồi, tro để ép nó mọc theo hình dạng mong muốn, cắt tỉa qua nhiều nằm và đến khi trưởng thành, chúng sẽ có hình dạng của chiếc bàn, chiếc ghế hay đèn chụp.
Nhà thiết kế này quả quyết, kỹ thuật của ông có thể tạo ra những sản phẩm không chỉ độc đáo mà còn bền và chắc chắn hơn rất nhiều so với cách làm mộc, đục đẽo truyền thống.
Để tạo được một sản phẩm hoàn chỉnh phải mất từ 4 - 8 năm, tùy thuộc vào chất liệu gỗ của cây .
Tuy nhiên, với Munro đó không phải là thời gian quá dài bởi ông có niềm đam mê.
“Tôi thích công việc này Đó là một cách làm rất hữu cơ khi sử dụng không khí, đất và ánh sáng mặt trời làm nhiên liệu", Munro chia sẻ.
Được biết, Công ty đồ nội thất Full Grow đã xây dựng một trang trại khoảng 1 ha, ở Wirksworth (Anh) để phát triển dự án trồng cây tự mọc thành đồ nội thất như bàn ghế, đèn chụp .
Sản phẩm đầu tiên dự kiến sẽ tung ra thị trường vào năm 2017.
Có thể bạn quan tâm

Thời ấy giá 1 ký dông giống lên đến 450.000 đồng, mặc dù vậy nhiều người vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để nuôi động vật này. Đến nay, do nhu cầu tiêu thụ dông của các nhà hàng trong đất liền xuống thấp, người nuôi dông ở Phú Quý bị điêu đứng vì đầu ra. Thời điểm mà nghề nuôi dông trên đảo ăn nên làm ra là vào đầu năm 2008 đến cuối năm 2012.

Tuy nằm sâu trong ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau nhưng để tìm đến nhà anh Nguyễn Trung Kiên không khó, bởi trong ấp ai cũng biết đến anh. Anh trở thành người “nổi tiếng” cách đây khoảng hơn 1 năm nhờ vào mô hình nuôi gà nòi lai F1 trên đệm lót sinh học bằng men balaza N01.

Những năm gần đây, nhờ tận dụng lợi thế đất đai và tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau, quả an toàn, huyện Mỹ Đức đã có nhiều sản phẩm nông sản được gắn nhãn VietGAP như: Rau, táo, nhãn..., tạo tiền đề để địa phương phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, bền vững.

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ (Gia Lai), đến thời điểm này, diện tích cây hồ tiêu trồng mới trên địa bàn huyện là 150 ha, nâng tổng diện tích cây hồ tiêu trên toàn huyện lên 320 ha.

Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật và mạnh dạn chuyển đổi cây trồng từ cây cho năng suất kém, hiệu quả không cao sang trồng loại cây có giá trị kinh tế là một trong những giải pháp giúp nông dân vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Anh Trương Văn Hùng ở ấp Sở Nhì, xã Thanh Bình (Hớn Quản, Bình Phước) là một trong những nông dân thành công với giải pháp này.