Tuyệt chiêu ép cây mọc thành hình bàn ghế đẹp như đẽo

Khi còn nhỏ, trong một lần dạo chơi trong vườn, nhà thiết kế người Anh Gavin Munro đã nhìn thấy một cây bonsai có hình dáng rất giống với chiếc ghế tựa mà cậu vẫn ngồi hàng ngày .
Từ đó, Gavin Munro đã nảy sinh và ấp ủ ý tưởng, tạo ra những đồ mộc độc đáo từ chính những cái cây .
Cây non được tạo hình
Bí quyết của Munro là dùng bộ khung cho các cây trồng như liễu, sồi, tro để ép nó mọc theo hình dạng mong muốn, cắt tỉa qua nhiều nằm và đến khi trưởng thành, chúng sẽ có hình dạng của chiếc bàn, chiếc ghế hay đèn chụp.
Nhà thiết kế này quả quyết, kỹ thuật của ông có thể tạo ra những sản phẩm không chỉ độc đáo mà còn bền và chắc chắn hơn rất nhiều so với cách làm mộc, đục đẽo truyền thống.
Để tạo được một sản phẩm hoàn chỉnh phải mất từ 4 - 8 năm, tùy thuộc vào chất liệu gỗ của cây .
Tuy nhiên, với Munro đó không phải là thời gian quá dài bởi ông có niềm đam mê.
“Tôi thích công việc này Đó là một cách làm rất hữu cơ khi sử dụng không khí, đất và ánh sáng mặt trời làm nhiên liệu", Munro chia sẻ.
Được biết, Công ty đồ nội thất Full Grow đã xây dựng một trang trại khoảng 1 ha, ở Wirksworth (Anh) để phát triển dự án trồng cây tự mọc thành đồ nội thất như bàn ghế, đèn chụp .
Sản phẩm đầu tiên dự kiến sẽ tung ra thị trường vào năm 2017.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, từ phong trào thi đua phát triển kinh tế, xã Liễu Đô (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đã xuất hiện một số mô hình kinh tế phát triển đa dạng, làm ăn hiệu quả và nhiều tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng trên đồng đất quê hương bằng đôi tay, khối óc của mình. Nông dân Hoàng Văn Cát là một trong những người như thế.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm đảm bảo ATTP được mở rộng, hiệu quả sản xuất chăn nuôi được nâng cao. Đó là kết quả quan trọng của Chương trình phối hợp về phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phía Bắc.

Ngày 22/4/2015, tại UBND huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), ông Kim Ngọc Thái, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện các sở, ngành tỉnh đã nghe lãnh đạo 04 huyện: Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành báo cáo về tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vùng nước mặn - lợ.

Mặc dù lịch thời vụ đã qua hơn 1 tháng, nhưng hầu hết hồ nuôi tôm ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đang bị “bỏ giá”.

Từng mang tên “dòng kênh đen” do ô nhiễm, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé ngày nay đã hồi sinh và trở thành điểm nuôi trồng thủy sản của TP HCM. Sáng ngày (24/4), TP HCM đã thả hơn 450.000 con cá giống tương đương hơn 10 tấn, trị giá gần 500 triệu đồng xuống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, nơi từng được gọi là dòng kênh “đen”.