Tuyên Quang tổng kết mô hình nuôi gà Ri lai an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng

Được triển khai thực hiện từ tháng 5/2015, mô hình chăn nuôi gà Ri lai an toàn trên nền đệm lót sinh học với tổng số 2.000 con gà, có 20 hộ gia đình tham gia ở 3 thôn (Ngòi, Lũng, Mỹ Bình) xã Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn, Tuyên Quang). Mỗi hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100 con gà giống, trong quá trình chăn nuôi, các hộ được hỗ trợ 50% thức ăn, thuốc thú y và được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh cho đàn gà. Trong quá trình nuôi, các hộ đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật như: thiết kế chuồng, tiêm phòng vắc-xin, định kỳ khử trùng tiêu độc, quy trình xử lý chất thải bằng men vi sinh…
Sau hơn 3 tháng triển khai mô hình cho thấy: Gà Ri lai phù hợp với khả năng, điều kiện chăn nuôi của người dân địa phương, gà tăng trọng nhanh, tỷ lệ sống đạt cao, sau hơn 90 ngày nuôi gà có trọng lượng bình quân đạt trên 1,8 - 2 kg/con. Với giá gà thịt hiện tại trên thị trường là 80.000 đồng/kg thì sau 90 ngày nuôi 100 con gà giống sẽ cho lãi từ 3 - 3,5 triệu đồng... Điển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Thược, thôn Ngòi là một trong những hộ tham gia mô hình và nhận nuôi 100 con gà, theo phương pháp an toàn sinh học trên nền đệm lót sinh học, tỷ lệ gà nuôi sống đạt 95%, sau hơn 3 tháng nuôi trọng lượng bình quân đạt 2 kg/con, bán với giá 80.000đồng/kg thu nhập đạt trên 15 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi trăn đất ở xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đem lại hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên thời gian gần đây người dân gặp khó khăn do đầu ra thiếu bền vững.

Lối thoát nào cho ngành mía đường trước ngưỡng cửa Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 2015 đang là dấu hỏi lớn trước những yếu kém của ngành mía đường hiện nay. Mở đầu loạt phóng sự về ngành mía đường là câu chuyện về đời sống của nông dân sau hơn 20 năm gắn bó với cây mía và các nhà máy đường ở ĐBSCL.

Phần lớn diện tích cam bị nhiễm bệnh vàng đầu ở giai đoạn 1-2 năm tuổi. Theo nhận định của ngành bảo vệ thực vật tỉnh, bệnh vàng đầu là biến thể của bệnh vàng lá thối rễ vì phần lớn các diện tích này trồng mới nhưng nâng liếp không cao làm nước đọng ở bộ rễ không thoát được.

Trong lúc cơ quan chức năng đang làm rõ vụ sản xuất phân NPK Đầu Trâu bị làm giả trên nhiều địa bàn (NTNN đã phản ánh), thì mới đây, bà con nông dân lại “cầu cứu” về việc phân Kali Nitrate nghi làm giả, kém chất lượng…

Bà Cao Thị Hòa Bình - Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT Lào Cai) cho biết: Vụ xuân 2014, Lào Cai có kế hoạch gieo cấy 9.750ha lúa.