Tuyên Quang Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi

Ngày 28-11, tại xã Thượng Lâm (Lâm Bình - Tuyên Quang), Chi cục Thủy sản đã tổ chức tổng kết mô hình nuôi cá rô phi trong lồng trên hồ thủy điện Tuyên Quang.
Mô hình được triển khai từ tháng 6-2014 với 3 hộ tham gia nuôi 3 lồng cá, thể tích 108m3/lồng. Sau 5 tháng thực hiện quy trình nuôi thâm canh, tỷ lệ cá sống đạt 93,4%. Trọng lượng cá sau 5 tháng nuôi đạt 0,6 kg/con, sản lượng 3 lồng cá đạt 15.237 kg, bình quân mỗi lồng cá đạt sản lượng 5.079 kg (năng suất 56,4 kg/m3 nước nuôi). Giá cá thương phẩm 35.000 đồng/kg; tính ra, mỗi hộ nuôi lãi 14,562 triệu đồng, mỗi tháng lãi 2,9 triệu đồng.
Đây là mô hình tận dụng mặt nước phát triển chăn nuôi cá thu lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và bước đầu hình thành cách thức sản xuất hàng hóa trên địa bàn của xã điểm nông thôn mới.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa tổng kết mô hình nuôi cá rô phi đơn tính xã Năng Khả (Nà Hang. Mô hình được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai tại thôn Nà Reo, quy mô 1 ha với 5 hộ tham gia, thực hiện từ tháng 5 đến hết tháng 11-2014 với tổng kinh phí hơn 193 triệu đồng.
Tham gia thực hiện mô hình, các hộ được cấp 100% cá giống, cá rô phi dòng GIFT đơn tính, tập huấn kỹ thuật nuôi cá. Đây là mô hình phát triển chăn nuôi cá thu lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và bước đầu hình thành cách thức sản xuất hàng hóa trên địa bàn của xã điểm nông thôn mới.
Nguồn bài viết: http://tuyenquangtv.vn/tin-tuc/83/0YQLK67220/TTV-Tong-ket-mo-hinh-nuoi-ca-ro-phi-don-tinh-tai-huyen-Lam-Binh.html
Có thể bạn quan tâm

Sáng 28-6, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Minh Trí chủ trì họp khẩn cùng các cơ quan chức năng TP rà soát, triển khai các biện pháp phòng chống dịch heo tai xanh đang “nóng” ở một số vùng của các tỉnh lân cận TP.

Ba Chẽ là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh, với trên 79,8% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân trong huyện chủ yếu làm nông nghiệp, chăn nuôi và trồng rừng. Không cam chịu cái nghèo khó đeo đẳng, nhiều gia đình ở Ba Chẽ đã vươn lên tìm hướng thoát nghèo. Một trong những hướng đó là nuôi lợn rừng.

Được sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (CTNN) tỉnh Bình Định, Công ty TNHH Thuận Nông và HTXNN Nhơn An, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) đã xây dựng và thực hiện liên minh sản xuất (LMSX) lúa giống xác nhận bền vững, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực…

Những hộ dân của ấp Tân Hòa A (xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) là một vùng đất bưng biền, hoang hóa đã không đầu hàng số phận, tìm được cách làm giàu trên mảnh đất cằn cỗi của mình bằng mô hình: Trồng sen gương (sen lấy hạt non), kết hợp nuôi cá

Ông bà ta thường có câu "muốn giàu thì nuôi cá" quả thật không sai. Chúng tôi tìm đến nhà chú Nguyễn Văn Dừa sau đoạn đường khoảng 4 km cách UBND xã Tân Lập I, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.