Tuyên Quang Thả Cá Giống Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Ngày 16-7, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Sở Nông nghiệp - PTNT và UBND huyện Nà Hang (Tuyên Quang) tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên hồ thủy điện Tuyên Quang.
Lượng cá giống đã được thả là 48.500 con, trong đó cá chép 15.000 con; cá mè hoa 30.000 con; cá bỗng 1.500 con; cá anh vũ 1.000 con; còn lại cá dầm xanh.
Việc thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên góp phần tăng mật độ quần thể các loài thủy sản trên hồ thủy điện; tạo nguồn thu ổn định và phát triển bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa thẩm định, đồng ý cho thực hiện dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao đất”, do kỹ sư Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh An Giang làm chủ nhiệm. Thời gian thực hiện từ tháng 3-2013 đến 3-2014.

Với diện tích gần 8.000m2 đất lúa, gia đình anh Nguyễn Văn Song (ấp Hà Đức, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) áp dụng khoa học- kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, nên lợi nhuận mang lại khá cao, đời sống gia đình luôn đủ ăn, khấm khá dần lên.

Trước thông tin tăng giá sữa của nhiều DN sữa hiện nay, nhiều nông dân vùng nguyên liệu sữa Mộc Châu (Sơn La) cho biết, giá sữa thu mua không thay đổi.

Xuất thân trong một gia đình nông dân, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Nguyễn Thanh Thảo, ở ấp 1A, thị trấn Một Ngàn trở về địa phương gặp không ít khó khăn. Lúc đầu anh phải đi chạy xe khách để kiếm tiền trang trải cuộc sống, nhưng những dự tính về phát triển kinh tế gia đình luôn thôi thúc nên anh đã mạnh dạn đầu tư mô hình kinh tế trang trại. Đối tượng anh lựa chọn là ba ba thương phẩm để đón đầu những yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tại Đăk Lăk, nơi chiếm giữ 1/3 diện tích cà phê cả nước, tái canh vẫn đang là chuyện của riêng nông dân, trong khi doanh nghiệp, chính quyền còn đứng ngoài cuộc.