Tuyển chọn 3 giống lúa chịu mặn

Các giống lúa đang canh tác tại vùng đất nhiễm mặn không chịu được độ mặn hơn 2‰, nhiều cánh đồng ven biển có độ mặn 4 - 6‰.
Do đó tiêu chuẩn đầu tiên của giống là phải chịu được độ mặn bằng hoặc trên 6‰, thích nghi với điều kiện cũng như tập quán canh tác của địa phương.
Một đặc điểm nữa là để phù hợp với xu thế canh tác hiện nay thì yêu cầu thời gian sinh trưởng của giống lúa từ 90 - 105 ngày, bởi các giống dài ngày (trên 105 ngày) thường bị gặp mưa bão vào cuối vụ.
Một yếu tố nữa là vụ HT ở Phú Yên ảnh hưởng gió Tây Nam, các giống lúa cây cao trên 100 cm thường bị đổ ngã ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Qua thời gian khảo nghiệm, các giống lúa H11, GSR38, GSR50, GSR66 có thời gian sinh trưởng 110 ngày, giống GSR90 thời gian sinh trưởng ngắn nhất 103 ngày...
Về năng suất, các giống lúa thí nghiệm năng suất thực thu từ 67 - 74 tạ/ha. Giống GSR90, GSR50 cho năng suất cao nhất trong các giống thí nghiệm (lên đến 74 tạ/ha), trong khi đó giống đối chứng ML49 chỉ đạt 50 tạ/ha.
Vì vậy qua 4 vụ trồng khảo nghiệm, đến nay Chi cục BVTV Phú Yên đã xác định 3 giống lúa GSR50, GSR38 và GSR90 chịu mặn cao, sẽ đưa vào SX các vụ đến.
Theo Th.S Đặng Văn Mạnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Phú Yên, các giống lúa được tuyển chọn, ngoài đặc tính chịu mặn thì năng suất đạt trên 60 tạ/ha còn thích nghi với điều kiện sinh thái nơi đây.
Ngành nông nghiệp đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho nông dân 4 xã An Cư, An Hòa, An Ninh Đông và An Ninh Tây (huyện Tuy An) để canh tác lúa đạt hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Tổng đàn bò của huyện Ba Tri (Bến Tre) hiện có khoảng 71 ngàn con, trong đó xã Phước Tuy có trên 3.600 con. Ông Nguyễn Văn Lư - Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã Phước Tuy, chia sẻ: “Những năm gần đây, nghề nuôi bò thịt phát triển mạnh, xã có hơn một ngàn hộ nông nghiệp thì hầu như nhà nào cũng nuôi từ một đến hai con bò, có nhà nuôi năm, bảy con đến cả chục con”. Nghề nuôi bò sinh sản, bò thịt vỗ béo đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo và nhân rộng số hộ khá, giàu tại xã.

Được sự giới thiệu của anh Lê Đình Nguyên, Chủ tịch Hội Nông dân Tp. Phan Rang Tháp Chàm, chúng tôi đến khu phố 6, phường Phủ Hà tìm gặp ông Lê Tấn Báu, nông dân tiêu biểu sản xuất giỏi của thành phố.

Liên quan đến thông tin liệu có dừng thí điểm bảo hiểm nông nghiệp hay không, đại diện Bộ Tài chính khẳng định: Vẫn tiếp tục chương trình này, vì qua thực tiễn thí điểm, kết quả đạt được tương đối tốt và có nhiều ý kiến đề xuất đưa ra thực hiện đại trà.

Sáng sớm ngày 13-3, chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Lương 51 tuổi tất bật vào mùa thu hoạch thuốc lá vàng sấy. Anh Lương là một trong những nông dân tiêu biểu vượt khó vươn lên làm giàu bảo đảm cuộc sống no ấm từ đồng đất Nha Húi thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn. Anh vận động gia đình thi đua sản xuất giỏi tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.

Chúng tôi thật sự ấn tượng trước mô hình kinh tế gia trại phát triển theo hướng bền vững của ông Huỳnh Miên. Hệ thống gia trại được đầu tư xây dựng nề nếp phản ảnh tinh thần nỗ lực vươn lên làm giàu từ nông nghiệp, chung tay xây dựng nông thôn mới của người nông dân có gần nửa thế kỷ gắn bó với vùng đất xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước.