Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tuyển chọn 3 giống lúa chịu mặn

Tuyển chọn 3 giống lúa chịu mặn
Ngày đăng: 29/09/2015

Các giống lúa đang canh tác tại vùng đất nhiễm mặn không chịu được độ mặn hơn 2‰, nhiều cánh đồng ven biển có độ mặn 4 - 6‰.

Do đó tiêu chuẩn đầu tiên của giống là phải chịu được độ mặn bằng hoặc trên 6‰, thích nghi với điều kiện cũng như tập quán canh tác của địa phương.

Một đặc điểm nữa là để phù hợp với xu thế canh tác hiện nay thì yêu cầu thời gian sinh trưởng của giống lúa từ 90 - 105 ngày, bởi các giống dài ngày (trên 105 ngày) thường bị gặp mưa bão vào cuối vụ.

Một yếu tố nữa là vụ HT ở Phú Yên ảnh hưởng gió Tây Nam, các giống lúa cây cao trên 100 cm thường bị đổ ngã ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Qua thời gian khảo nghiệm, các giống lúa H11, GSR38, GSR50, GSR66 có thời gian sinh trưởng 110 ngày, giống GSR90 thời gian sinh trưởng ngắn nhất 103 ngày...

Về năng suất, các giống lúa thí nghiệm năng suất thực thu từ 67 - 74 tạ/ha. Giống GSR90, GSR50 cho năng suất cao nhất trong các giống thí nghiệm (lên đến 74 tạ/ha), trong khi đó giống đối chứng ML49 chỉ đạt 50 tạ/ha.

Vì vậy qua 4 vụ trồng khảo nghiệm, đến nay Chi cục BVTV Phú Yên đã xác định 3 giống lúa GSR50, GSR38 và GSR90 chịu mặn cao, sẽ đưa vào SX các vụ đến.

Theo Th.S Đặng Văn Mạnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Phú Yên, các giống lúa được tuyển chọn, ngoài đặc tính chịu mặn thì năng suất đạt trên 60 tạ/ha còn thích nghi với điều kiện sinh thái nơi đây.

Ngành nông nghiệp đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho nông dân 4 xã An Cư, An Hòa, An Ninh Đông và An Ninh Tây (huyện Tuy An) để canh tác lúa đạt hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Cấp Điện Nuôi Tôm Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long EVN Kêu Hết Tiền Cấp Điện Nuôi Tôm Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long EVN Kêu Hết Tiền

Khi con tôm thẻ chân trắng lên ngôi cũng là lúc tình trạng thiếu điện phục vụ cho hoạt động nuôi loại tôm này ở nhiều tỉnh ven biển ĐBSCL trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, ngành điện lực lại than hết vốn, không có khả năng đầu tư nếu các địa phương không cho ứng tiền thực hiện.

24/02/2014
Để Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững Để Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam trung bộ, có các vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên 3000 ha và hàng chục ngàn lồng bè nuôi tôm hùm, cá mú, cá hồng… với giá trị tài sản lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

24/02/2014
Trà Vinh khuyến khích phát triển mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi Trà Vinh khuyến khích phát triển mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi

Mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi bước đầu thành công góp phần hạn chế dịch bệnh và gia tăng sản lượng.

09/04/2015
Thiếu Con Giống, Nhiều Hộ Nuôi Cá Bỏ Trống Lồng Bè Ở Quy Nhơn (Bình Định) Thiếu Con Giống, Nhiều Hộ Nuôi Cá Bỏ Trống Lồng Bè Ở Quy Nhơn (Bình Định)

Ngày 19.2, ông Nguyễn Văn Điện - Chi hội phó Chi hội ngư dân khu vực 9, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn (Bình Định), cho biết: Từ tháng 7.2013 đến nay, các hộ nuôi cá lồng bè biển ở vùng biển Hải Minh (thuộc tổ 46, khu vực 9, phường Hải Cảng) - vùng trọng điểm nuôi cá lồng - bè của TP Quy Nhơn, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm mua con giống để thả nuôi.

24/02/2014
Mê Và Yêu Ong, Ong Cho Mật Ngọt Mê Và Yêu Ong, Ong Cho Mật Ngọt

Đó là câu chuyện về ông Nguyễn Hữu Vinh ở khu phố 2, thị trấn Hòa Vinh, Đông Hòa (Phú Yên). Năm nay 59 tuổi, ông Vinh đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi ong lấy mật.

24/02/2014