Từng Bước Phát Triển Nghề Trồng Hoa Kiểng

Những năm gần đây, nghề trồng hoa kiểng tại xã Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh) phát triển mạnh và thu hút nhiều hộ tham gia. Để liên kết các hộ trồng hoa kiểng và từng bước đưa nghề trồng kiểng của địa phương phát triển bền vững, tháng 2/2014, Hội Nông dân xã cho ra đời Chi hội trồng hoa kiểng.
Theo ông Trần Văn Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thạnh, nghề trồng hoa kiểng bắt đầu “nhen nhóm” ở địa phương trong gần 2 năm trở lại đây. Khi ấy, xã có Tổ hợp tác sản xuất hoa kiểng với 17 thành viên, trồng khoảng 2ha. Tuy nhiên, các thành viên này trồng chủ yếu tự phát, nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không cao, thương lái dễ dàng ép giá. Từ đó, Hội Nông dân xã quyết định thành lập Chi hội trồng hoa kiểng để tìm hướng đi cho nghề trồng kiểng của địa phương.
Việc trồng kiểng của anh Nguyễn Duy Linh phát triển hơn khi tham gia Chi hội hoa kiểng của xã
Tham gia chi hội, hội viên được tập huấn nâng cao tay nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp vốn, tiêu thụ sản phẩm. Thông qua các cuộc họp lệ định kỳ hàng tháng, hội viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật chọn giống được giải đáp thắc mắc trong việc trồng, chăm sóc và tạo dáng cho cây kiểng...
Nhờ đó, vườn hoa kiểng của hội viên được chăm sóc và phát triển tốt hơn, sản phẩm dần nâng cao về chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ông Lê Văn Hải - Chi hội phó Chi hội hoa kiểng xã Bình Thạnh cho biết: “Hội viên chi hội đều có cùng đam mê cây cảnh. Trong 32 hội viên chi hội, có đến 90% hội viên đã tham gia lớp học sửa kiểng bon sai nên nắm được các kỹ thuật căn bản. Dù còn non trẻ so với các địa phương trong và ngoài tỉnh, nhưng anh em trong chi hội quyết tâm đưa nghề trồng hoa kiểng của địa phương phát triển trong tương lai.”
Bên cạnh việc tổ chức sản xuất, khâu tiêu thụ sản phẩm hoa kiểng cũng được chi hội quan tâm. Chủ nhiệm chi hội có nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu xuất sản phẩm của hội viên và giới thiệu đến các thương lái. Nhờ vậy, sản phẩm hoa kiểng của địa phương tiêu thụ dễ dàng, hội viên thu nhập ổn định.
Đến nay, thành viên chi hội tăng lên 32 người với diện tích trồng trên 5ha. Bình quân mỗi năm, chi hội cho xuất khoảng 10 ngàn sản phẩm các loại như: mai vàng, hồng lộc, kè bạc, sầu đo... Anh Nguyễn Duy Linh, ấp Bình Hòa tâm sự: “Muốn làm ăn lớn thì phải liên kết lại, chứ từng hộ làm riêng lẻ sẽ gặp khó khăn về tiêu thụ.
Vì vậy, khi Hội Nông dân xã thành lập chi hội, tôi xin tham gia ngay. Vào chi hội, được tiếp cận các kỹ thuật và hỗ trợ vốn nên việc trồng kiểng của gia đình tôi cũng phát triển hơn. Sau gần 1 năm rưỡi chăm sóc, gia đình tôi vừa xuất gần 500 cây mai cho thương lái, trừ chi phí còn lãi gần 50 triệu đồng. Hiện tại, tôi còn hơn 600 gốc mai kiểng, dự kiến có thể xuất 300 cây vào cuối năm.”
Vừa qua, từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân, có 24 hội viên được chi hội vay 600 triệu đồng. Với số vốn vay, nhiều hội viên đã đầu tư mở rộng diện tích trồng, tăng số lượng cây kiểng của gia đình. Chi hội còn thành lập quỹ tương trợ hội viên với vốn vận động trên 30 triệu đồng cho hội viên vay luân phiên không tính lãi để đầu tư cho việc mua chậu, phân bón, con giống...
Ngoài ra, Hội Nông dân xã còn hỗ trợ kinh phí để tổ chức cho các nhóm hội viên đi học hỏi kinh nghiệm các địa phương có truyền thống phát triển nghề trồng kiểng như TP.Sa Đéc hay ở các địa phương ngoài tỉnh như: huyện Cái Mơn, Chợ Lách (Bến Tre), quận Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh)...
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, rất nhiều hộ nông dân ở phường 7, nơi có diện tích trồng hành tây lớn nhất Đà Lạt đã phải đem hành đổ vì thời gian trữ trong kho chờ tăng giá quá lâu dẫn đến nông sản này bị hư hỏng, nảy mầm.

Chiều 15/6, tại huyện Sông Hinh (Phú Yên), Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Tham dự buổi lễ có tiến sĩ Ignazio, chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT); tiến sĩ Bùi Xuân Phong, Phó phòng Quản lý sinh vật hại rừng Cục Bảo vệ Thực vật; tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT.

Chiều 15/6, tại huyện Sông Hinh (Phú Yên), Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Tham dự buổi lễ có tiến sĩ Ignazio, chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT); tiến sĩ Bùi Xuân Phong, Phó phòng Quản lý sinh vật hại rừng Cục Bảo vệ Thực vật; tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT.

Sau cơn mưa lớn vào tối 13.6, nhiều nông dân trồng mì trên đất ruộng đã phải hối hả nhổ mì để chạy mưa do sợ mì bị thối củ.

Vài năm trở lại đây, phần lớn nông dân trồng lúa đều bán lúa tươi tại ruộng. Tuy vậy, phía sau là chuyện “cò” lúa hoành hành, thương lái kỳ kèo với nhiều chiêu bài khác nhau đã trở thành nỗi lo thường xuyên của nông dân mỗi khi bước vào mùa thu hoạch.