Từng Bước Chấn Chỉnh Quy Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra Ở Đồng Tháp

Chiều ngày 15/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc chấn chỉnh quy hoạch vùng nuôi cá tra.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, đến nay toàn tỉnh có 1.437,49 ha diện tích nuôi cá tra, trong đó có 225,90 ha diện tích nuôi ngoài quy hoạch. Nguyên nhân của diện tích nuôi cá tra ngoài vùng quy hoạch là do phần lớn diện tích này đã được người dân thả nuôi từ trước năm 2009 nhưng không nằm trong vùng quy hoạch nuôi cá tra của tỉnh. Mặt khác, tại các địa phương việc quản lý vùng nuôi chưa chặt chẽ, thiếu cương quyết trong xử lý vi phạm dẫn đến việc người dân tự ý nuôi cá ngày càng nhiều trong khi chưa đảm bảo hệ thống xử lý chất thải ra môi trường, tình trạng này tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình, với trên 200 ha.
Để từng bước chấn chỉnh lại diện tích vùng nuôi cá tra, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan chỉ đạo Sở NN&PTNT làm việc với từng doanh nghiệp, tổ chức khảo sát vùng nuôi, tìm hiểu vấn đề xử lý môi trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh và báo cáo về UBND tỉnh để có giải pháp hiệu quả trong quản lý vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt dự án thí điểm chuỗi liên kết “chăn nuôi - thu mua - tiêu thụ” gà đồi Yên Thế, kinh phí hỗ trợ 500 triệu đồng trích từ nguồn ngân sách tỉnh.

Là người nhanh nhạy biết nắm bắt nhu cầu thị trường, anh Trần Văn Biên ở tổ dân phố 8, thị trấn Ea Tlinh, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông đã mạnh dạn đầu tư mở trại gà giống và lấy tên là Trại gà giống Phúc Thành.

Tuy nhiên, do tình hình thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, nguồn nước tự nhiên ngày càng ô nhiễm, cộng với những bất ổn nội tại, nên cần phải thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ, để mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến tiếp tục phát triển bền vững.

Hiện chính quyền địa phương khuyến cáo bà con nên phá bỏ diện tích bị nhiễm bệnh nặng để tránh lây lan và chuyển sang đầu tư cây trồng khác như đậu, ngô, bắp để loại trừ mầm bệnh. Đặc biệt, không cho bà con lấy mía ở những vùng bị bệnh về làm hom giống.

Trong đó, huyện Đại Lộc có tiềm năng phát triển nghề nuôi cá nước ngọt lồng bè lớn nhất tỉnh Quảng Nam với diện tích mặt nước lên đến 100 ha và 75 lồng bè. Hiện huyện Đại Lộc đang tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá lồng bè hướng đến VietGap.