Từng Bước Chấn Chỉnh Quy Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra Ở Đồng Tháp

Chiều ngày 15/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc chấn chỉnh quy hoạch vùng nuôi cá tra.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, đến nay toàn tỉnh có 1.437,49 ha diện tích nuôi cá tra, trong đó có 225,90 ha diện tích nuôi ngoài quy hoạch. Nguyên nhân của diện tích nuôi cá tra ngoài vùng quy hoạch là do phần lớn diện tích này đã được người dân thả nuôi từ trước năm 2009 nhưng không nằm trong vùng quy hoạch nuôi cá tra của tỉnh. Mặt khác, tại các địa phương việc quản lý vùng nuôi chưa chặt chẽ, thiếu cương quyết trong xử lý vi phạm dẫn đến việc người dân tự ý nuôi cá ngày càng nhiều trong khi chưa đảm bảo hệ thống xử lý chất thải ra môi trường, tình trạng này tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình, với trên 200 ha.
Để từng bước chấn chỉnh lại diện tích vùng nuôi cá tra, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan chỉ đạo Sở NN&PTNT làm việc với từng doanh nghiệp, tổ chức khảo sát vùng nuôi, tìm hiểu vấn đề xử lý môi trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh và báo cáo về UBND tỉnh để có giải pháp hiệu quả trong quản lý vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm

Việc sử dụng chất cấm salbutamol nhằm tăng trọng, tạo nạc trong chăn nuôi đang ở mức báo động. Nếu không chặn đứng hiện tượng này, sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ khó xuất khẩu và bị người tiêu dùng trong nước quay lưng.

Hồ tiêu Cư Kuin đã được khẳng định trên thị trường trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, để quảng bá thương hiệu mặt hàng nông sản này huyện Cư Kuin (tỉnh Đăk Lăk) đang tiến hành xây dựng nhãn hiệu chứng nhận "Hồ tiêu Cư Kuin". Dù phía trước vẫn còn một chặng đường dài phấn đấu, nhưng việc mạnh dạn xây dựng thương hiệu cũng đã mở ra nhiều tín hiệu khả quan cho hàng nông sản địa phương.

Ngày 7.9, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết trong 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ giảm kỷ lục với mức giảm lên đến 51%.

Có thời điểm, giá thanh long tại Bình Thuận rớt thảm hại do dư thừa nguồn cung. Thanh long xấu xí do sâu bệnh không bán được mới cho bò ăn.

Khâu đột phá để ngành chè Việt Nam phát triển bền vững lại không nằm ở kỹ thuật mà phải làm từ khâu tổ chức. Hiện nay, chè được trồng ở 34 tỉnh thành cả nước với diện tích khoảng 125.000 ha, thu hút khoảng 3 triệu lao động tham gia. Tuy nhiên, giá trị của ngành hiện còn thấp chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 triệu USD/năm, một con số rất khiêm tốn so với xuất khẩu hồ tiêu.