Tuân thủ chặt chẽ quy trình trong sản xuất vải thiều

Theo báo cáo của UBND huyện, đến nay toàn huyện gieo cấy hơn 1.800 ha lúa, đạt 54% kế hoạch; diện tích còn lại dự kiến hoàn thành vào giữa tháng 4; tỷ lệ vải thiều ra hoa đạt hơn 75%. Hiện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp 6 mã vùng trồng vải thiều xuất khẩu, diện tích 60 ha tại xã Hồng Giang.
Các loại cây có múi như cam, bưởi đang ra hoa, sinh trưởng, phát triển tốt. Không có dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi; không có tình trạng cháy rừng, chặt phá rừng. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không xảy ra vụ việc phức tạp.
Tại buổi làm việc, một số đại biểu đề nghị tỉnh sớm phê duyệt kinh phí cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu vải thiều; cấp kinh phí thực hiện đề án hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã đặc biệt khó khăn; xây dựng hạ tầng vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu.
Qua ý kiến của các đại biểu và kiểm tra thực tế tại xã Hồng Giang, đồng chí Bùi Văn Hạnh ghi nhận nỗ lực của huyện, xã thời gian qua, nhất là về tổ chức sản xuất vải thiều xuất khẩu.
Đồng chí lưu ý, thời gian tới cơ quan chuyên môn cùng với huyện tổ chức sản xuất chặt chẽ, giám sát, khuyến cáo người dân tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật; tiếp tục phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, dịch bệnh ở vật nuôi theo hướng an toàn, chất lượng cao; điều chỉnh cơ cấu cây trồng hợp lý để mang lại lợi ích lớn nhất cho nông dân; tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp.
Đồng chí nhấn mạnh, thời gian từ nay đến khi thu hoạch vải thiều cần thông tin rộng rãi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để người dân nắm được, quyết tâm đưa vải thiều tươi sang Mỹ trong năm nay. Cùng đó, tăng cường công tác dự báo tình hình tiêu thụ vải thiều; ngoài thị trường mới cần đặc biệt quan tâm thị trường phía Nam và Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường các quốc gia vùng vịnh có nhu cầu lớn đối với một số trái cây đặc sản của Việt Nam như vải thiều, nhãn lồng, thanh long.
Giá ổi bán tại vườn hiện chỉ còn từ 1.500 - 2.000 đồng/kg, trong khi cùng kỳ năm ngoái mức giá đạt từ 4 - 5 ngàn đồng/kg.

Anh Ngô Văn Sáu (ngụ xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) là một nông dân cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học hỏi. Anh đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng sầu riêng Ri6 – một trong những hộ nông dân điển hình của địa phương - mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

Tổng diện tích cam trên địa bàn huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đến tháng 12-2014 là trên 4.602 ha. Trong đó diện tích cam trồng mới trên 859 ha (diện tích trồng bằng giống cam sạch bệnh năm 2014 là 15,2 ha); cam kiến thiết cơ bản trên 717 ha, diện tích cam kinh doanh trên 3.026 ha.

Theo Công ty TNHH sản xuất, chế biến rau, củ, quả Toàn Cầu (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), doanh nghiệp vừa ký được đơn hàng xuất khẩu chuối tươi trị giá trên 11 triệu USD sang thị trường Nga.