Tuân thủ chặt chẽ quy trình trong sản xuất vải thiều

Theo báo cáo của UBND huyện, đến nay toàn huyện gieo cấy hơn 1.800 ha lúa, đạt 54% kế hoạch; diện tích còn lại dự kiến hoàn thành vào giữa tháng 4; tỷ lệ vải thiều ra hoa đạt hơn 75%. Hiện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp 6 mã vùng trồng vải thiều xuất khẩu, diện tích 60 ha tại xã Hồng Giang.
Các loại cây có múi như cam, bưởi đang ra hoa, sinh trưởng, phát triển tốt. Không có dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi; không có tình trạng cháy rừng, chặt phá rừng. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không xảy ra vụ việc phức tạp.
Tại buổi làm việc, một số đại biểu đề nghị tỉnh sớm phê duyệt kinh phí cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu vải thiều; cấp kinh phí thực hiện đề án hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã đặc biệt khó khăn; xây dựng hạ tầng vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu.
Qua ý kiến của các đại biểu và kiểm tra thực tế tại xã Hồng Giang, đồng chí Bùi Văn Hạnh ghi nhận nỗ lực của huyện, xã thời gian qua, nhất là về tổ chức sản xuất vải thiều xuất khẩu.
Đồng chí lưu ý, thời gian tới cơ quan chuyên môn cùng với huyện tổ chức sản xuất chặt chẽ, giám sát, khuyến cáo người dân tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật; tiếp tục phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, dịch bệnh ở vật nuôi theo hướng an toàn, chất lượng cao; điều chỉnh cơ cấu cây trồng hợp lý để mang lại lợi ích lớn nhất cho nông dân; tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp.
Đồng chí nhấn mạnh, thời gian từ nay đến khi thu hoạch vải thiều cần thông tin rộng rãi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để người dân nắm được, quyết tâm đưa vải thiều tươi sang Mỹ trong năm nay. Cùng đó, tăng cường công tác dự báo tình hình tiêu thụ vải thiều; ngoài thị trường mới cần đặc biệt quan tâm thị trường phía Nam và Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Là nông dân đầu tiên thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng thâm canh của huyện Vĩnh Lợi, ông Đặng Thanh Phong, ngụ ấp Giồng Bướm B, xã Châu Thới chia sẻ: “Xuất pháp từ suy nghĩ cần phải thực hiện mô hình thủy sản nước ngọt nào vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mình, vừa để bà con trong xóm, ấp tham quan học hỏi để cùng thực hiện”.

Đến trại chim bồ câu Mạnh Trung (Tân Hiệp, Tân Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng), ấn tượng đầu tiên là hàng trăm cặp chim bồ câu lông trắng, chân hồng được nuôi nhốt trong lồng xếp thành một dãy dài. Nhẹ nhàng bắt một con bồ câu ra, anh Phùng Mạnh Trung - chủ trại chim cho biết hiện trại có hơn 500 cặp bồ câu, tất cả đều là giống của Pháp. Ít ai nghĩ trại chim có giá trị hơn nửa tỉ đồng này là của một thanh niên mới ngoài đôi mươi.

UBND huyện Chương Mỹ cùng Chi cục Thủy sản Hà Nội vừa phối hợp tổ chức mít tinh bảo vệ nguồn lợi thủy sản và trực tiếp thả hơn 150kg cá giống (trên 6.000 con cá chép, cá chày mắt đỏ và cá trôi) xuống sông Bùi (địa phận xã Thủy Xuân Tiên).

Xã Phước Hòa (Tuy Phước) có nhiều diện tích mặt nước nằm ven đầm Thị Nại, là 1 trong những vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh Bình Định. Trong suốt 10 năm qua, không năm nào người nuôi tôm ở đây không bị thất bại. Nợ nần chồng chất khiến các chủ hồ tôm trở thành những “chúa chổm” vùng đầm.

Là người có diện tích trồng mướp lớn nhất xóm 2, thôn Phú Hưng, xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, Bình Định, mỗi tháng anh Nguyễn Triều Hải có thu nhập cả chục triệu đồng.