Tuân thủ chặt chẽ quy trình trong sản xuất vải thiều

Theo báo cáo của UBND huyện, đến nay toàn huyện gieo cấy hơn 1.800 ha lúa, đạt 54% kế hoạch; diện tích còn lại dự kiến hoàn thành vào giữa tháng 4; tỷ lệ vải thiều ra hoa đạt hơn 75%. Hiện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp 6 mã vùng trồng vải thiều xuất khẩu, diện tích 60 ha tại xã Hồng Giang.
Các loại cây có múi như cam, bưởi đang ra hoa, sinh trưởng, phát triển tốt. Không có dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi; không có tình trạng cháy rừng, chặt phá rừng. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không xảy ra vụ việc phức tạp.
Tại buổi làm việc, một số đại biểu đề nghị tỉnh sớm phê duyệt kinh phí cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu vải thiều; cấp kinh phí thực hiện đề án hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã đặc biệt khó khăn; xây dựng hạ tầng vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu.
Qua ý kiến của các đại biểu và kiểm tra thực tế tại xã Hồng Giang, đồng chí Bùi Văn Hạnh ghi nhận nỗ lực của huyện, xã thời gian qua, nhất là về tổ chức sản xuất vải thiều xuất khẩu.
Đồng chí lưu ý, thời gian tới cơ quan chuyên môn cùng với huyện tổ chức sản xuất chặt chẽ, giám sát, khuyến cáo người dân tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật; tiếp tục phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, dịch bệnh ở vật nuôi theo hướng an toàn, chất lượng cao; điều chỉnh cơ cấu cây trồng hợp lý để mang lại lợi ích lớn nhất cho nông dân; tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp.
Đồng chí nhấn mạnh, thời gian từ nay đến khi thu hoạch vải thiều cần thông tin rộng rãi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để người dân nắm được, quyết tâm đưa vải thiều tươi sang Mỹ trong năm nay. Cùng đó, tăng cường công tác dự báo tình hình tiêu thụ vải thiều; ngoài thị trường mới cần đặc biệt quan tâm thị trường phía Nam và Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Văn Nam, cư ngụ tại ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành - một trong những nơi được xem là "phát tích" của cây vú sữa Lò Rèn - thương hiệu cây ăn quả độc đáo của Tiền Giang đang được khẳng định trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Vào những ngày này, bà con các xã Mường Phăng, Pa Khoang (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang thu hoạch đào Pháp trong niềm vui phấn khởi vì đào được mùa, được giá.

Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long - Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo “Phát triển bền vững chuỗi giá trị xoài”. Tham gia hội thảo có đại diện các doanh nghiệp thu mua và chế biến xoài từ Tiền Giang và TP.Hồ Chí Minh cùng với nông dân sản xuất và chủ vựa xoài trong tỉnh Đồng Tháp.

Các nhà vườn ở ĐBSCL đang lao đao khi bước vào thu hoạch rộ trái cây đặc sản trong cảnh “được mùa mất giá”, còn các doanh nghiệp xuất khẩu lại than thiếu nguyên liệu

Ông Phạm Hồng Sơn, chủ cơ sở sản xuất cây giống Mười Sơn, ấp Sơn Lân, xã Sơn Định (Chợ Lách, Bến Tre) cho biết: Từ đầu năm đến nay, cây giống liên tục tăng giá với mức bình quân khoảng 40 – 60% tùy từng loại giống cây. Sầu riêng loại I từ mức giá 22.000 đ/cây nhảy vọt lên 30.000 – 35.000 đ/cây; xoài loại I từ mức giá 14.000 đ/cây tăng lên 26.000 đ/cây; dừa từ mức 20.000 đ/cây tăng lên 30.000 đ/cây, cam sành từ mức 8.000 đ/cây tăng lên 13.000 đ/cây…