Tuân thủ chặt chẽ quy trình trong sản xuất vải thiều

Theo báo cáo của UBND huyện, đến nay toàn huyện gieo cấy hơn 1.800 ha lúa, đạt 54% kế hoạch; diện tích còn lại dự kiến hoàn thành vào giữa tháng 4; tỷ lệ vải thiều ra hoa đạt hơn 75%. Hiện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp 6 mã vùng trồng vải thiều xuất khẩu, diện tích 60 ha tại xã Hồng Giang.
Các loại cây có múi như cam, bưởi đang ra hoa, sinh trưởng, phát triển tốt. Không có dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi; không có tình trạng cháy rừng, chặt phá rừng. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không xảy ra vụ việc phức tạp.
Tại buổi làm việc, một số đại biểu đề nghị tỉnh sớm phê duyệt kinh phí cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu vải thiều; cấp kinh phí thực hiện đề án hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã đặc biệt khó khăn; xây dựng hạ tầng vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu.
Qua ý kiến của các đại biểu và kiểm tra thực tế tại xã Hồng Giang, đồng chí Bùi Văn Hạnh ghi nhận nỗ lực của huyện, xã thời gian qua, nhất là về tổ chức sản xuất vải thiều xuất khẩu.
Đồng chí lưu ý, thời gian tới cơ quan chuyên môn cùng với huyện tổ chức sản xuất chặt chẽ, giám sát, khuyến cáo người dân tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật; tiếp tục phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, dịch bệnh ở vật nuôi theo hướng an toàn, chất lượng cao; điều chỉnh cơ cấu cây trồng hợp lý để mang lại lợi ích lớn nhất cho nông dân; tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp.
Đồng chí nhấn mạnh, thời gian từ nay đến khi thu hoạch vải thiều cần thông tin rộng rãi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để người dân nắm được, quyết tâm đưa vải thiều tươi sang Mỹ trong năm nay. Cùng đó, tăng cường công tác dự báo tình hình tiêu thụ vải thiều; ngoài thị trường mới cần đặc biệt quan tâm thị trường phía Nam và Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Cây đậu phộng bám rễ khá lâu trên vùng đất gò cao, đồi dốc, triền núi của huyện Tri Tôn (An Giang) nói chung, xã Núi Tô nói riêng, là cây trồng thích hợp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu lắp vụ và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào Khmer sở tại.

Khoai lang là cây trồng lấy củ, vốn rất quen thuộc với nông dân ở các vùng, miền. Trong nhiều năm gần đây, cây khoai lang đã trở thành cây trồng hàng hóa, đem lại hiệu quả cao cho người trồng. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm là đơn vị không chỉ chọn tạo được nhiều giống cây có củ tiến bộ mà còn có nhiều kĩ thuật tiên tiến tác động lên các cây trồng này.

Ngày 19.7, UBND xã Bình Minh vừa phối hợp Hội Nông dân xã (Thị xã) tổ chức lễ trao bò cho 9 hội viên nông dân. Đây là các hội viên thuộc Tổ liên kết chăn nuôi bò sinh sản của xã tại ấp Giồng Cà.

Trong số những mô hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả ở huyện Thanh Trì, không thể không kể đến mô hình nuôi trồng thủy sản của ông Nguyễn Duy Hưởng, thôn 3, xã Đông Mỹ, Hà Nội. Không chỉ làm kinh tế có hiệu quả cao, ông Hưởng còn là một trong những người tiên phong đưa con tôm càng xanh về nuôi tại địa phương này.

Theo ông Châu Hoàng Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải (Trà Vinh), vụ nuôi tôm sú năm 2013, huyện Duyên Hải có khoảng 14.400 hộ thả nuôi 02 loại tôm sú và tôm thẻ chân trắng, diện tích khoảng 17.300ha, hơn 1,14 tỷ con giống, tăng gần 1.500 hộ, tăng gần 6,6 triệu con giống so với cùng kỳ.