Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tuân Thủ Các Biện Pháp, Kịp Thời Khoanh Vùng, Khống Chế Bệnh Đạo Ôn

Tuân Thủ Các Biện Pháp, Kịp Thời Khoanh Vùng, Khống Chế Bệnh Đạo Ôn
Ngày đăng: 19/03/2014

Chiều 18/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đi kiểm tra sản xuất và tình hình sâu bệnh vụ xuân 2014 tại huyện Thạch Hà và Lộc Hà.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 160 ha lúa xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn, tập trung chủ yếu ở Hương Sơn (83ha), Thạch Hà (30 ha) và TP. Hà Tĩnh (30 ha). Tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình là 5%- 7%, cục bộ nơi cao 15%- 30%, chủ yếu trên bộ giống Xi 23, NX 30 và HT1.

Tuân thủ các biện pháp, kịp thời khoanh vùng, khống chế bệnh đạo ôn

Đến trực tiếp kiểm tra tại xã Thạch Long (Thạch Hà), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn yêu cầu xã tiếp tục theo dõi, khuyến cáo bà con nông dân có biện pháp phòng trừ hiệu quả đối với từng giai đoạn phát sinh của sâu bệnh. Đối với 300 m2 bị cháy, cần phải có biện pháp xử lý kịp thời, tiến hành cắt tận gốc, đem đốt hoặc làm thức ăn cho gia súc.

Tại Lộc Hà, dù tổng diện tích nhiễm bệnh của toàn huyện chỉ 6 ha (trong đó Thạch Mỹ là 5 ha) nhưng mức độ gây hại khá nghiêm trọng với 1 ha bị cháy khô, lụi tàn và không có khả năng phục hồi (tổng số diện tích cháy toàn tỉnh là 2,5 ha).

Tuân thủ các biện pháp, kịp thời khoanh vùng, khống chế bệnh đạo ôn

Kiểm tra tại đồng ruộng xã Thạch Mỹ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn yêu cầu huyện gấp rút chỉ đạo phòng chuyên môn và Trung tâm ƯDKHCN và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện phải bám sát cơ sở, tổ chức điều tra lại vùng nhiễm, bộ giống bị nhiễm và có biện pháp kỹ thuật kịp thời nhằm khoanh vùng bệnh.

Đối với những diện tích nhiễm nặng, cần cắt tận gốc và đốt. Tuyệt đối không được bón đạm và các loại phân chứa đạm đối với vùng bị bệnh. Đặc biệt, huyện cần tăng cường chỉ đạo các địa phương phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn theo đúng khuyến cáo của ngành chuyên môn, tốt nhất nên tiến hành phun vào cuối buổi sáng và buổi chiều để thuốc phát huy tác dụng cao nhất.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân hiểu luật thành phố thêm yên bình Nông dân hiểu luật thành phố thêm yên bình

Sau 2 năm thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số (giai đoạn 2013 – 2016), Hội Nông dân TP.HCM đã giúp những đối tượng thụ hưởng trên địa bàn am hiểu về pháp luật hơn.

28/10/2015
Lâm Thao cùng nông dân chăm sóc lúa đông xuân Lâm Thao cùng nông dân chăm sóc lúa đông xuân

“Cùng nông dân các tỉnh ĐBSCL chăm sóc lúa đông xuân” là chủ đề buổi tư vấn được Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phối hợp Kênh truyền hình nông nghiệp 3N-VTC16 tổ chức tại ấp 1, xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ngày 18.10 vừa qua.

28/10/2015
Phòng trị bệnh cho cá rô phi nuôi lồng bè Phòng trị bệnh cho cá rô phi nuôi lồng bè

Cá rô phi nuôi lồng thường bị một số bệnh như: bệnh xuất huyết, bệnh viêm ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe...

28/10/2015
Chinh phục đầm trũng, thu 20 tỷ đồng mỗi năm Chinh phục đầm trũng, thu 20 tỷ đồng mỗi năm

Năm 1995, xã Sơn Vi thực hiện chính sách giao khoán các diện tích đất đồi hoang hóa, đất ruộng sình lầy và mặt nước ao hồ lâu nay khai thác kém hiệu quả kinh tế, để giao cho các hộ nhận khoán xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

28/10/2015
Thế và thời mới của nông dân Thế và thời mới của nông dân

Bất kỳ ai muốn thành công đều phải hội tụ được 3 yếu tố là: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Soi với các yếu tố đó, có thể nói người nông dân Việt Nam hiện đang có cả 3, đó là nông nghiệp đang đi vào giai đoạn phát triển hàng hóa, hội nhập quốc tế;

28/10/2015