Tuân Thủ Các Biện Pháp, Kịp Thời Khoanh Vùng, Khống Chế Bệnh Đạo Ôn

Chiều 18/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đi kiểm tra sản xuất và tình hình sâu bệnh vụ xuân 2014 tại huyện Thạch Hà và Lộc Hà.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 160 ha lúa xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn, tập trung chủ yếu ở Hương Sơn (83ha), Thạch Hà (30 ha) và TP. Hà Tĩnh (30 ha). Tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình là 5%- 7%, cục bộ nơi cao 15%- 30%, chủ yếu trên bộ giống Xi 23, NX 30 và HT1.
Tuân thủ các biện pháp, kịp thời khoanh vùng, khống chế bệnh đạo ôn
Đến trực tiếp kiểm tra tại xã Thạch Long (Thạch Hà), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn yêu cầu xã tiếp tục theo dõi, khuyến cáo bà con nông dân có biện pháp phòng trừ hiệu quả đối với từng giai đoạn phát sinh của sâu bệnh. Đối với 300 m2 bị cháy, cần phải có biện pháp xử lý kịp thời, tiến hành cắt tận gốc, đem đốt hoặc làm thức ăn cho gia súc.
Tại Lộc Hà, dù tổng diện tích nhiễm bệnh của toàn huyện chỉ 6 ha (trong đó Thạch Mỹ là 5 ha) nhưng mức độ gây hại khá nghiêm trọng với 1 ha bị cháy khô, lụi tàn và không có khả năng phục hồi (tổng số diện tích cháy toàn tỉnh là 2,5 ha).
Tuân thủ các biện pháp, kịp thời khoanh vùng, khống chế bệnh đạo ôn
Kiểm tra tại đồng ruộng xã Thạch Mỹ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn yêu cầu huyện gấp rút chỉ đạo phòng chuyên môn và Trung tâm ƯDKHCN và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện phải bám sát cơ sở, tổ chức điều tra lại vùng nhiễm, bộ giống bị nhiễm và có biện pháp kỹ thuật kịp thời nhằm khoanh vùng bệnh.
Đối với những diện tích nhiễm nặng, cần cắt tận gốc và đốt. Tuyệt đối không được bón đạm và các loại phân chứa đạm đối với vùng bị bệnh. Đặc biệt, huyện cần tăng cường chỉ đạo các địa phương phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn theo đúng khuyến cáo của ngành chuyên môn, tốt nhất nên tiến hành phun vào cuối buổi sáng và buổi chiều để thuốc phát huy tác dụng cao nhất.
Có thể bạn quan tâm

50 người nuôi tôm và các khuyến ngư viên cơ sở thuộc các trạm khuyến ngư – khuyến nông ở các huyện, thị, thành phố trên toàn địa bàn tỉnh Khánh Hoà đã được tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là hoạt động do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm khuyến ngư – khuyến nông tỉnh tổ chức trong 2 ngày 14 và 15/10.

Sau khi hoàn thành khâu thu hoạch nuôi thủy sản nước lợ chính vụ, bà con ngư dân các xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng An, Quảng Phước và thị trấn Sịa của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành thả nuôi 210 ha cua trái vụ.

Những năm gần đây, do nuôi tôm thua lỗ nên người dân ven đầm Thủy Triều ở xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã chuyển sang nuôi cá chẽm. Tuy nuôi cá đang mang lại hiệu quả cao nhưng không ít người dân vẫn tỏ ra lo lắng.

Anh Dũng cho biết, lưới được giăng vào buổi tối, đến sáng kéo lưới thì thấy một con cá rất lớn đang nằm trong lưới. Con cá giãy giụa đã làm rách một phần lưới nhưng không thoát được. Anh Dũng đã dùng dây luồn vào mang con cá, buộc lại, rồi nhờ vài người nữa kéo vào bờ.

Học đi đôi với hành sẽ giúp học viên nắm vững kiến thức và có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Đây là phương châm của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau khi Trung tâm này đang mở các lớp học tại hiện trường về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi.