Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tuần lễ Thủy hải sản bền vững 2015 lần đầu tiên được tổ chức

Tuần lễ Thủy hải sản bền vững 2015 lần đầu tiên được tổ chức
Ngày đăng: 21/08/2015

Thông qua Tuần lễ Thủy hải sản bền vững 2015, WWF nỗ lực nâng cao nhận thức người tiêu dùng về công tác quản lý có trách nhiệm trong ngành thủy hải sản tại Việt Nam. Qua đó, chương trình kỳ vọng tập hợp các mắt xích chính trong chuỗi cung ứng thủy hải sản tại Việt Nam – từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng – trong một nhiệm vụ chung là đưa thuỷ hải sản có chứng nhận quốc tế về nuôi trồng, khai thác có trách nhiệm thành một sản phẩm đại trà tại thị trường nội địa trong tương lai gần, từ đó cải thiện môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng Việt Nam.

Đánh giá về vai trò của người tiêu dùng đối với việc phát triển thủy hải sản bền vững, Giám đốc WWF Việt Nam cho rằng, người tiêu dùng nắm giữ sức mạnh tạo ra nhu cầu thị trường, do đó đóng vai trò quan trọng trong việc dịch chuyển các ngành kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Việc người tiêu dùng lên tiếng khuyến khích các hộ nuôi và nhà sản xuất tiếp tục nỗ lực phát triển thủy, hải sản bền vững tại Việt Nam sẽ góp phần to lớn giúp nhân rộng mô hình sản xuất thủy hải sản có trách nhiệm trong nước, nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và giảm tác động của ngành đến môi trường.

Về phía doanh nghiệp, đại diện một đơn vị xuất khẩu thủy sản hàng đầu tại Việt Nam, và là nhà cung cấp các sản phẩm chứng nhận ASC trong Tuần lễ Thủy Hải Sản Bền Vững 2015, cho biết: Phát triển bền vững có thể nằm trong lộ trình của mỗi doanh nghiệp, nhưng nếu người tiêu dùng chưa nhìn thấy lợi ích từ sản phẩm được sản xuất có trách nhiệm so với sản phẩm thông thường, các công ty dễ thấy hoài nghi về kết quả thu được khi đầu tư vào việc này. Đặc biệt trong thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, chỉ sản xuất có trách nhiệm là chưa đủ, nếu doanh nghiệp không thúc đẩy tiêu dùng có trách nhiệm. Các chương trình thu hút sự tham gia của người tiêu dùng, như Tuần lễ Thủy Hải Sản Bền Vững lần này, sẽ góp phần đáng kể cho sự mở rộng thực hành bền vững trong ngành thủy hải sản Việt Nam.

Trong Tuần lễ Thủy hải sản bền vững 2015, WWF giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam hai nhãn chứng nhận sinh thái quốc tế ASC (Aquaculture Stewardship Council) và MSC (Marine Stewardship Council). Các dự án gần đây do WWF hỗ trợ đã và đang giúp thủy hải sản sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt được các chứng nhận này. Ví dụ, số lượng trại nuôi đạt chứng nhận ASC tại ĐBSCL đã tăng gần 9 lần, từ 5 trại vào năm 2012 lên 43 trại vào năm 2014. Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam hầu như chưa biết đến sự tồn tại của các sản phẩm này cũng như chưa tiếp cận được với chúng, vì hầu hết thủy hải sản đạt chứng nhận ASC và MSC tại Việt Nam đều được xuất khẩu và gần như không có mặt tại thị trường nội địa.

Hướng tới ủng hộ sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm, trào lưu ngày càng phổ biến trên thế giới và dần trở thành một phần quan trọng của lối sống hiện đại, lành mạnh và tích cực, Tuần lễ Thủy Hải Sản Bền Vững với thông điệp “Ăn đúng kiểu – Hiểu đúng nguồn”, khuyến khích người tiêu dùng Việt hòa cùng cộng đồng quốc tế hỗ trợ sự phát triển của các sản phẩm đến từ nguồn có trách nhiệm.

Trong 10 ngày sự kiện, ngoài việc sản phẩm thủy hải sản nuôi trồng có trách nhiệm tại Việt Nam được giới thiệu đến với thị trường nội địa qua nhiều nhà hàng, chương trình thu hút người tiêu dùng tham gia vào các hoạt động thú vị để nâng cao nhận thức về thủy hải sản bền vững, trong đó bao gồm triển lãm thông tin, nhảy flashmob theo chủ đề và các trò chơi hào hứng tại Crescent Mall, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Người tiêu dùng có thể truy cập trang www.cabenvung.vn để xem danh sách các nhà hàng tham gia vào chương trình, và đăng ký ủng hộ thủy hải sản bền vững tại Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Đồng Bằng Sông Cửu Long Nuôi Tôm “Cầm Chừng” Đồng Bằng Sông Cửu Long Nuôi Tôm “Cầm Chừng”

Giá tôm trên thị trường hiện nay tại ở các tỉnh ĐBSCL đang ở mức khá cao. Tôm sú 30 con/kg, giá bán từ 190.000 – 195.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, 85.000 - 90.000 đồng/kg, tăng hơn 10% so với cùng kỳ.

02/08/2013
Giới Thiệu Sơ Lượt Về Cá Koi (Cá Chép Nhật) Giới Thiệu Sơ Lượt Về Cá Koi (Cá Chép Nhật)

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

15/04/2013
Giải Nguy Người Nuôi Cá Tra Giải Nguy Người Nuôi Cá Tra

Hiện nay, người nuôi cá tra ở ĐBSCL lâm vào cảnh điêu đứng, gian nan. Đã có người treo ao, bán đất vì làm ăn thua lỗ, nợ nần bủa vây. Một số người cố gắng duy trì nuôi cá theo hình thức gia công cho DN để trả nợ ngân hàng. Họ chờ đợi, và cầm cự. Trước mắt người nuôi cá mong muốn ngân hàng sớm vào cuộc giải cứu...

02/08/2013
Hiệu Quả Mô Hình Canh Tác Mè Trên Nền Đất Lúa Hiệu Quả Mô Hình Canh Tác Mè Trên Nền Đất Lúa

Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.

22/08/2012
Cá Tra Lại Cần Gỡ Khó Cá Tra Lại Cần Gỡ Khó

Bộ NNPTNT vừa ban hành Quyết định số 1771/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020.

26/08/2012