Tư vấn cho nông dân sản xuất cây trồng vật nuôi

Sáng 18/5, chương trình “Nhịp cầu nhà nông” do Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Hội nông dân TP. Cần Thơ tổ chức. Tham dự chương trình có đông đảo bà con nông dân trên địa bàn thành phố cùng các nhà quản lý nông nghiệp, các nhà khoa học.
Chương trình Nhịp cầu nhà nông là hoạt động thường niên của Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp đối với các tỉnh thành trên cả nước. Đây là diễn đàn giúp bà con nông dân có cơ hội giao lưu, gặp gỡ với các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm giải đáp những thắc mắc về kỹ thuật, chính sách phát triển sản xuất cây trồng vật nuôi cũng như công tác xây dựng nông thôn mới của các địa phương.
Tại đây, bà con nông dân đã gửi đến các nhà khoa học các câu hỏi, trong đó tập trung vào các lĩnh vực về trồng trọt, chăn nuôi - thú ý và thủy sản, cũng như cách nhận biết một số sâu hại trên cây…Trước những câu hỏi cụ thể và tâm huyết của bà con nông dân, các nhà khoa học, các nhà quản lý nông nghiệp đã tận tình giải đáp những vướng mắc cho bà con và hướng dẫn cụ thể cho bà con nông dân trong cách bảo quản và sử dụng vaccine trong chăn nuôi. Đặc biệt, các chính sách khuyến khích trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới cũng được các nhà quản lý, các nhà khoa học đề cập trong diễn đàn lần này.
Anh Nguyễn Văn Bé, nông dân ở huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ đánh giá cao chất lượng của chương trình nhịp cầu nhà nông lần này. Anh cho rằng, các nhà khoa học đã tư vấn rõ ràng và đầy đủ những câu hỏi của bà con, qua đó giúp nông dân có nhiều phương án trong sản xuất cây trồng vật nuôi sắp tới.
“Chương trình này bổ ích cho bà con nông dân, học hỏi được nhiều, để giúp bà con có được thu nhập cao, năm sau cao hơn năm trước. Nhiều người hỏi vì gặp các thầy mà. Bà con mình hài lòng, hạt gạo của mình có thêm chất lượng để xuất khẩu đi nước ngoài” – anh Nguyễn Văn Bé chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Canh tác 6 héc - ta lúa nằm trong vùng đê bao Vĩnh Thuận, ông Phan Thành Phương (ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành - An Giang) cho biết: “Từ năm 2008 đến nay, chưa xả lũ lần nào nhưng lại sản xuất liên tiếp 3 vụ lúa mỗi năm, không xả lũ lấy phù sa màu mỡ và rửa trôi các mầm bệnh còn tích trữ trong đất, nguy cơ làm phát sinh dịch hại trên lúa khó tránh khỏi. Đất nghèo dinh dưỡng nên phải bón nhiều phân hóa học mới giữ được năng suất lúa. Mỗi héc-ta lúa bón khoảng 400 - 450 kg phân các loại/vụ, còn vài năm trở lại đây phải tăng từ 500 kg phân bón/héc - ta trở lên, mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, bón nhiều phân Kali để cải tạo đất lâu năm chưa phơi ải, giúp bộ rễ cây lúa phát triển, hạn chế đổ ngã, giằn phèn”.

Theo thống kê của ngành chức năng, tháng 3/2013, toàn tỉnh Bạc Liêu có 10.194 ha tôm nuôi bị thiệt hại. Trong đó, 269 ha tôm nuôi công nghiệp và bán công nghiệp thiệt hại trên 70% và 9.925 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến kết hợp thiệt hại từ 30 - 70%.

Vài năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt. Hạn hán, sâu bệnh đe dọa đến trồng trọt. Để khắc phục những bất thường của thời tiết, nông dân trong tỉnh Đồng Nai đã và đang ứng dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất.

Rời miền sông nước tỉnh Đồng Tháp, đến vùng đất mới thôn Đá Trắng, xã Sông Bình, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) để lập nghiệp từ năm 2010, ông Huỳnh Văn Tuyển chỉ có sự cần cù, kinh nghiệm trồng cây ăn trái cùng số vốn khiêm tốn của gia đình để gầy dựng cơ nghiệp.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, từ trung tuần tháng 4-2013 đến nay, nông dân ở các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Nông Cống... đã thả 250 triệu con giống tôm sú xuống gần 3.900 ha ao nuôi.