Từ thiếu đói triền miên thành tỷ phú nhờ cây cà phê

Từ phận làm thuê thành tỷ phú
Năm 1992, vì quá đói, nên ông Ha Kai đã đưa vợ con tới thôn Tân Hợp khai hoang đất trồng lúa đồi. Thế nhưng 2ha lúa đồi do không được canh tác bài bản nên thu nhập chẳng được bao nhiêu, 10 miệng ăn trong gia đình ông vẫn thiếu đói triền miên trong những lúc giáp hạt. Những lúc ấy, vợ chồng ông phải lặn lội khắp nơi làm thuê kiếm sống. Nhưng nếu như người khác chỉ biết cúi đầu làm thuê kiếm tiền, thì Ha Kai lại ấp ủ quyết tâm là “ông chủ”. Chính vì thế, mà ông đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trồng cà phê.
Năm 1995, với vốn kinh nghiệm đã kha khá, vợ chồng Ha Kai quyết định bỏ cây lúa chuyển sang trồng cà phê. “Vì không có vốn nên tôi đi xin những cây cà phê con mang về trồng dần trên rẫy nhà mình. Sau 1 năm, số cà phê con tôi xin được đã trồng kín 2ha đất. Đồng thời, tôi đi vay mượn tiền để mua phân bón chăm sóc cho cây. Và trong thời gian đợi cà phê ra trái, vợ chồng tôi đi làm thuê thậm chí là vào ban đêm để kiếm tiền nuôi con”- Ha Kai kể lại quãng đời khó khăn.
Đằng đẵng 3 năm làm thuê kiếm sống và nuôi cây, cuối cùng vợ chồng ông Ha Kai cũng được “trả công” xứng đáng. Ngay thời điểm thu bói, nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn cà phê của ông Ha Kai đã đạt năng suất lên đến 2 tấn/ha. Chẳng mấy chốc, vườn cà phê ấy đã giúp vợ chồng Ha Kai đã có của ăn của để. Chỉ sau 2 năm thu hoạch, ông Ha Kai đã tích góp được một số vốn kha khá và quyết định mở rộng diện tích cà phê lên đến 6ha. Cùng với đó, gia đình ông còn mở rộng đầu tư mô hình VAC với bò, dê, ao cá…
Hiện mỗi năm, gia đình Ha Kai bỏ túi khoảng 1,5 tỷ đồng. Năm 2011, Ha Kai xây một căn nhà rộng đến 200m2, trị giá hơn 2 tỷ đồng.
Giúp đồng bào cùng thoát nghèo
" Không chỉ là tỷ phú giàu có tốp đầu của xã vươn lên từ kiếp làm thuê, vợ chồng Ha Kai là người đã giúp rất nhiều gia đình đồng bào K’Ho thoát đói nghèo bằng cách cho mượn tiền để phát triển kinh tế mà không lấy lãi. Chúng tôi rất khâm phục!...”. |
Đặc biệt, Ha Kai còn được biết đến như một “Mạnh Thường Quân” luôn chia sẻ những khó khăn của người nghèo trong vùng. Hiện tại, ông Ha Kai vẫn đang cho những gia đình nghèo khó nhất trong thôn mượn gần 100 triệu đồng để làm vốn phát triển kinh tế. Ha Brin, một gia đình trước đây thuộc diện đặc biệt khó khăn, làm không đủ ăn, sau khi được vợ chồng Ha Kai cho mượn 15 triệu đồng và hướng dẫn cho kỹ thuật trồng cà phê. Chỉ sau 1 mùa cà phê được chăm sóc đúng kỹ thuật, năng suất cà phê tăng lên tới gần 4 tấn/ha, vợ chồng Ha Brin lập tức trả được tiền đã mượn, thoát nghèo, nay cũng đã trở nên giàu có với thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng/năm.
Với trang trại của mình, Ha Kai đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 10 lao động với mức lương thấp nhất là 3,5 triệu đồng/tháng bao luôn ăn ở. Vào mùa thu hoạch cà phê, vợ chồng Ha Kai còn thuê tới hơn 50 lao động, trả từ 200.000-250.000 đồng/ngày.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.

Mấy năm gần đây, nghề nuôi ong trên địa bàn thị trấn Mậu A (Văn Yên, Yên Bái) phát triển mạnh. Tuy là nghề mới nhưng lợi nhuận được cho là “một vốn đôi lời” từ vật nuôi này đang mở hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân trong vùng.

Chúng tôi về xã Giao Hà (Giao Thủy) đúng lúc người dân đang hối hả, tất bật với việc thu hoạch hoa hòe để… chạy bão. Già, trẻ, gái, trai ai cũng bận rộn “hái hòe”. Đây cũng là thời điểm cây hòe đang cho hoa, nụ nhiều nhất trong năm. Nhiều năm nay, người dân trong xã đã khai thác thế mạnh của đất phù sa sông Hồng để trồng hòe và đinh lăng xuất bán làm dược liệu.

Toàn thôn Thanh Thủy (Bình Hải, Bình Sơn, Quảng Ngãi) có 550 hộ dân thì đã có hơn 400 hộ dân theo đuổi nghề trồng hành hàng chục năm nay. Trước hiệu quả kinh tế đem lại, cây hành ngày càng được bà con nông dân “tín nhiệm”. Họ rất muốn mở rộng diện tích trồng hành nhưng lại gặp phải “nút thắt” vì thiếu cát.

Trong tháng 7/2013, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh phối hợp với Công ty Giống Trang Nông, Công ty phân bón Bình Điền, Công ty Donatechno triển khai thực hiện cánh đồng mẫu dưa hấu cho 47 hộ dân ở ấp Huyền Đức, trên diện tích 24,1ha.