Tự Phát Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Chiều 29-3, ông Nguyễn Thanh Hồng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tam Nông, Đồng Tháp, cho biết: “Gần đây nhiều hộ dân trong huyện tự phát thả nuôi tôm thẻ chân trắng. Đây là loài thủy sản hoàn toàn xa lạ đối với vùng nước ngọt quanh năm như Đồng Tháp. Từ một vài hộ nuôi ban đầu thu được lợi nhuận cao nên nhiều hộ khác làm theo, nâng diện tích tôm thẻ chân trắng ở huyện lên khoảng 20ha”.
Qua tìm hiểu được biết, những nông dân ở huyện Tam Nông thấy thời gian qua tôm thẻ chân trắng liên tục “hút hàng, tăng giá”, ai nuôi đạt thì thu về lợi nhuận cao hơn nuôi cá tra, cá lóc, ươm cá giống…
Ở một số địa phương khác cũng bắt đầu chuyển đổi ao hầm, khoan giếng… để nuôi tôm thẻ chân trắng. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, nuôi tôm càng xanh mùa lũ là thế mạnh của Đồng Tháp và tỉnh đã quy hoạch phát triển nghề nuôi tôm càng xanh lâu dài.
Đối với tôm thẻ chân trắng thường được nuôi ở vùng nước lợ, nước mặn thuộc các tỉnh ven biển, trong khi Đồng Tháp là vùng nước ngọt nên không phù hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng. Thế nhưng, người dân tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng là rất đáng lo, bởi nguy cơ phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng tới vùng nuôi tôm càng xanh và các sản phẩm nông nghiệp khác, do tôm thẻ chân trắng là đối tượng rất dễ lây lan mầm bệnh.
Hiện tại, Chi cục Thủy sản tỉnh phối hợp cùng chính quyền địa phương kiểm tra tất cả hộ dân tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng, để có hướng quản lý chặt chẽ.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích ca cao trong tỉnh Bến Tre còn không nhiều, từ trên 10.000ha nay giảm còn trên dưới 2.500ha. Hiện nay, ngoài kỹ thuật trồng, chăm sóc chưa đúng thì yếu tố sâu hại là vấn đề rất đáng lo ngại.

Thời gian qua, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng xác định sản xuất nông nghiệp là kinh tế chủ yếu, trong đó lúa là cây trồng chủ lực; Vì vậy, huyện đã tập trung thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là xây dựng mô hình cánh đồng lúa lớn, giúp nông dân liên kết sản xuất, có đầu ra ổn định.

Mặc dù tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều biện pháp duy trì và phát triển vùng nguyên liệu mía, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, diện tích mía trong tỉnh đang bị giảm mạnh.

Thời gian qua, nhận thấy trồng cây ăn trái theo kiểu manh mún nhỏ lẻ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ đã tích cực vận động các nhà vườn tăng cường liên kết, thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ hợp tác (THT) và hợp tác xã (HTX) cây ăn trái. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế tập thể này đã và đang hứa hẹn sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ trái cây của nhà vườn trên địa bàn huyện.

“Thị trường cây giống luôn dao động, vì thế đòi hỏi người sản xuất phải luôn đi trước đón đầu tìm giống mới để không bị lạc hậu”. Đó là suy nghĩ của anh Lê Văn Thảo, được xem là “tỷ phú” cây giống mãng cầu ở ấp An Thạnh, xã Long Thới, huyện Chợ Lách.