Tự Phát Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Chiều 29-3, ông Nguyễn Thanh Hồng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tam Nông, Đồng Tháp, cho biết: “Gần đây nhiều hộ dân trong huyện tự phát thả nuôi tôm thẻ chân trắng. Đây là loài thủy sản hoàn toàn xa lạ đối với vùng nước ngọt quanh năm như Đồng Tháp. Từ một vài hộ nuôi ban đầu thu được lợi nhuận cao nên nhiều hộ khác làm theo, nâng diện tích tôm thẻ chân trắng ở huyện lên khoảng 20ha”.
Qua tìm hiểu được biết, những nông dân ở huyện Tam Nông thấy thời gian qua tôm thẻ chân trắng liên tục “hút hàng, tăng giá”, ai nuôi đạt thì thu về lợi nhuận cao hơn nuôi cá tra, cá lóc, ươm cá giống…
Ở một số địa phương khác cũng bắt đầu chuyển đổi ao hầm, khoan giếng… để nuôi tôm thẻ chân trắng. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, nuôi tôm càng xanh mùa lũ là thế mạnh của Đồng Tháp và tỉnh đã quy hoạch phát triển nghề nuôi tôm càng xanh lâu dài.
Đối với tôm thẻ chân trắng thường được nuôi ở vùng nước lợ, nước mặn thuộc các tỉnh ven biển, trong khi Đồng Tháp là vùng nước ngọt nên không phù hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng. Thế nhưng, người dân tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng là rất đáng lo, bởi nguy cơ phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng tới vùng nuôi tôm càng xanh và các sản phẩm nông nghiệp khác, do tôm thẻ chân trắng là đối tượng rất dễ lây lan mầm bệnh.
Hiện tại, Chi cục Thủy sản tỉnh phối hợp cùng chính quyền địa phương kiểm tra tất cả hộ dân tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng, để có hướng quản lý chặt chẽ.
Có thể bạn quan tâm

Đó là tuyến đường bê tông nội thôn chỉ mất 12 ngày cho việc hoàn thành và đưa vào sử dụng tại thôn Ngầu 1 xã Võ Lao (Văn Bàn, Lào Cai). Đây là một dấu ấn mới, một thành tích đáng tự hào trong việc huy động sức dân để xây dựng nông thôn mới của thôn Ngầu 1.

Ông Nguyễn Phước Quang (ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) đã có sáng kiến độc đáo khi biến phế phẩm của cây chuốt hột thành sợi nguyên liệu để làm nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ…

Vụ mùa vừa qua, hàng chục hộ trồng lúa trong khu vực được quy hoạch cánh đồng mẫu lúa trên địa bàn ấp 3, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình bị thất trắng vì nước nhiễm mặn do một số hộ dân trong khu vực tự ý đưa nước mặn vào nuôi tôm.

Trong khi nhiều mặt hàng nông, thủy sản đang gặp khó về đầu ra thì vẫn có không ít doanh nghiệp tuyên bố: Thị trường không thiếu, giá cả không tệ, nhưng cái chúng ta đang thiếu lớn nhất chính là nguyên liệu sạch!

Cá con vớt lên bờ, có thể bán ngay tại chỗ; cá chưa phân loại được bán với giá 100.000 đồng/kg, nếu đã phân loại thì cá rễ tre có giá tới 200.000 đồng/kg, các loại cá khác khoảng 80.000 đồng/kg.