Tự Nhân Giống Lúa Để Sản Xuất

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.
Hơn 20 bằng khen của bộ, ngành NNPTNT; các viện, trường và UBND tỉnh cho hàng loạt nghiên cứu khảo nghiệm giống lúa của tổ nhân giống lúa ấp Láng Giài (thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) trong 13 năm qua là sự ghi nhận những nỗ lực lớn của nông dân trong ấp.
Thành tích này phải kể đến vai trò chủ đạo của ông Phạm Văn Lạc (76 tuổi, thường gọi là ông Tám Lạc)- chủ nhiệm tổ nhân giống lúa (TNG) của ấp. Ông Tám Lạc là người đã kiến tạo mô hình TNG này, mà nếu được nhân rộng sẽ giúp nhà nông có khả năng tự lực giống lúa tốt cho sản xuất, trong bất cứ mùa vụ nào.
Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.
Hàng năm, qua TNG, nông dân trong ấp tự sản xuất hơn 100 tấn giống cung cấp cho gần 1.000ha gieo trồng. Song song đó, mỗi năm, tổ còn đứng ra ký hợp đồng với Viện Nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác ĐBSCL (thuộc Trường Đại học Cần Thơ) và Trung tâm Giống tỉnh, tiến hành khảo nghiệm giống cho các cơ quan nghiên cứu này.
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Cúc (Đại học Cần Thơ) cho biết, mấy niên vụ qua, TNG ấp Láng Giài đã khảo nghiệm 28 tổ hợp lai cho Trung tâm Giống tỉnh, cộng dồn đã có 107 tổ hợp lai cho cả viện, trường, trung tâm. “Đặc biệt, từ năm 2009, TNG đã chọn tạo ra 3 giống mới (BL 17, BL29 và BL 46), có nhiều đặc tính rất tốt, như ngon cơm, kháng bệnh đạo ôn,… và đã lập thủ tục xin cấp chứng nhận giống quốc gia” - Ths Cúc nói.
Kỹ sư Phan Minh Quang - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bạc Liêu nhấn mạnh: “Giống luôn là yếu tố tiên quyết trong sản xuất. Tự lực về giống sẽ chủ động sản xuất trong mọi thời vụ. Chính vì thế mô hình TNG ấp Láng Giài đang được sở khuyến khích nhân rộng mô hình”.
Có thể bạn quan tâm

13 hộ trong THT nuôi cá lóc ở ấp Mái Dầm, xã Phú Thành, huyện Trà Ôn hết sức phấn khởi vì sản phẩm của họ đã được bao tiêu thu mua ổn định. Trung bình mỗi ngày, THT giao cho siêu thị Metro tại TP Cần Thơ khoảng 200 kg, tuy không nhiều so với sản lượng cả tổ đã nuôi được, nhưng nhờ giá cả ổn định ở mức khá, và có hợp đồng lâu dài nên bà con yên tâm sản xuất.

Mùa bắt tôm hùm giống đã vào chính vụ từ hơn 2 tháng nay, nhưng lượng tôm giống bắt được ít hơn so với mọi năm. Việc khan hiếm tôm hùm giống không chỉ là nỗi buồn của những ngư dân làm nghề săn tôm hùm giống, mà còn gây không ít khó khăn cho những người nuôi loài đặc sản này…

Với giá bán hiện nay, được khoảng 24 triệu đồng. Nếu trừ chi phí: giống, tiền cày, tiền công thu hoạch, máy bung bắp... hết 13 triệu đồng thì số còn lại xem như đủ tiền công của hai vợ chồng làm gần 4 tháng. Điều may cho anh Ngọc là đất của anh được miễn 100% thủy lợi phí nên chưa tới phải lỗ trong vụ bắp này.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), hai cây trồng chủ lực của huyện là bưởi và xoài đang phát triển nhanh về diện tích.

Trong thời gian qua, bệnh đốm trắng xảy ra nhiều trên cây thanh long, làm cho nhà vườn đang gặp không ít khó khăn; còn các nhà chuyên môn thì loay hoay tìm hướng xử lý.