Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tư Nghĩa Dồn Sức Cho Vụ Hè Thu

Tư Nghĩa Dồn Sức Cho Vụ Hè Thu
Ngày đăng: 16/05/2014

Nắng gay gắt cùng với công trình bị rò rỉ, hư hỏng, không giữ, dẫn được nước, kênh mương bồi lấp là nguy cơ thiếu nước tưới cho vụ hè thu sẽ diễn ra trầm trọng. Ngành nông nghiệp lẫn nông dân Tư Nghĩa đang dồn sức cho vụ hè thu.

Từng bước duy tu công trình thủy lợi

Sau khi khảo sát các công trình thủy lợi bị hư hỏng nặng, ông Trần Thiên Thanh - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tư Nghĩa cho biết, toàn huyện có 8 công trình đập dâng và hồ chứa, 10 trạm bơm, 120 tuyến kênh mương nội đồng, trong đó chỉ có khoảng 30% tuyến kênh được kiên cố.

Đợt mưa lũ cuối năm 2013 đã làm 2 hồ chứa nước bị sạt lở, bồi lấp; 6 công trình đập dâng và các công trình khác bị hư hỏng nặng; hơn 5 km kênh kiên cố hóa bằng gạch, bê tổng bị sạt lở; gần 27 km kênh đất bị bồi lấp và sạt lở...

Các công trình trên không còn đảm bảo chức năng dự trữ hay dẫn nước tưới. Do kinh phí có hạn nên bước vào vụ đông xuân vừa qua, Tư Nghĩa chỉ trích ít kinh phí, huy động ngày công công ích để nạo vét, đắp đất kênh mương nội đồng, tu sửa nhỏ các công trình thủy lợi. Tuy nhiên, vụ đông xuân thường là vụ được hưởng nguồn nước dồi dào từ mùa mưa trước để lại nên không ảnh hưởng nhiều đến việc tưới tiêu.

Bước vào vụ hè thu năm nay, nắng vừa bắt đầu gay gắt thì hàng loạt hồ đập đã cạn, mực nước xuống thấp, bởi nước thất thoát, rò rỉ do công trình hư hỏng. Nghiêm trọng là công trình đầu mối đập Đồng Quang (Nghĩa Sơn), xây dựng đã hơn 12 năm, nhưng chưa được nâng cấp.

Các đợt lũ lụt, đặc biệt là đợt lũ cuối năm 2013, đã làm xói mòn quanh chân thượng, hạ lưu đến nền đá đập, gây trống chân đập và chân tường cánh gà 2 bên vai đập làm mất an toàn và ổn định dự trữ nguồn nước ở công trình. Các cống lấy nước bị rò rỉ... không còn khả năng tưới cho 70 ha diện tích lúa nước trong vụ hè thu.

Kênh tiêu Tây Hiệp xã Nghĩa Thương bị xói lở hiện cũng không đảm bảo tưới cho 100 ha diện tích lúa nước trong vụ hè thu đến. Các công trình kênh mương và hạ lưu tràn xả lũ hồ chứa nước Hóc Xoài xã Nghĩa Thọ; công trình kênh tưới VC7 xã Nghĩa Kỳ; hạ lưu cống điều tiết phóng thủy xã Nghĩa Hiệp... có công trình thì bị sạt lở, bồi lấp, cuốn trôi các hạng mục tích trữ, dẫn nước...

Chủ động phòng, chống hạn 

Công trình thủy lợi bị hư hỏng, gây thất thoát nguồn nước tưới, cộng với thời tiết nắng gay gắt kéo dài như hiện nay, lũ tiểu mãn lại không về là nguy cơ hạn hán xảy ra trong vụ hè thu đến trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. Hiện nông dân, lẫn cán bộ thủy nông, ngành nông nghiệp đang tìm cách phòng, đối phó với hạn hán.

Ông Phạm Văn Sơn – Trạm phó Trạm Thủy nông số 3 huyện Tư Nghĩa, cho biết: Đa số các công trình do Trạm quản lý đã xuống cấp, hư hỏng. Kinh phí cần khắc phục khoảng 500 triệu đồng. Tuy nhiên, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi chỉ phân về khoảng 100 triệu đồng.

Với kinh phí eo hẹp, Trạm sẽ khắc phục những công trình hư hỏng nặng trước; đồng thời huy động ngày công các địa phương làm sạch các tuyến kênh, sửa chữa các đập bổi, đập dâng để điều tiết nước. Riêng đập Hiền Lương, tạm thời còn giữ được nước ngọt, ngăn được nước mặn, nhưng sắp đến có lũ tiểu mãn, nguy cơ vỡ đập rất lớn. Trạm tiếp tục kêu gọi tỉnh, Công ty hỗ trợ kinh phí để sớm khắc phục.

Trước nguy cơ hạn hán xảy ra sớm hơn mọi năm, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi đã mở nước Thạch Nham đưa về đồng để nông dân chủ động làm đất xuống giống.

Trong những ngày này ngành nông nghiệp huyện Tư Nghĩa đang tập trung cho việc xuống giống trước mắt và nỗ lực phòng, chống hạn xảy ra ở giữa và cuối vụ. Huyện đã phê duyệt phương án phòng chống hạn, chỉ đạo các hợp tác xã, địa phương huy động nhân công ra đồng đắp đập đất, sửa chữa, nạo vét các tuyến kênh mương hư hỏng, bồi lấp, xuống cấp.

Ông Trần Thiên Thanh - Trưởng Phòng NN&PTNT  huyện cho biết, vào ngày 15.5 đến, huyện huy động lực lượng đoàn viên thanh niên cùng nhân dân ra đồng nạo vét kênh mương, đảm bảo cho tuyến kênh KN 85A xã Nghĩa Trung không rò rỉ, thất thoát nước.

Huyện đã lên phương án cơ cấu một số giống chủ lực để gieo sạ, chịu hạn trong vụ hè thu đến. Một số diện tích bấp bênh nước tưới sẽ chuyển đổi sang cây trồng cạn. Ngành nông nghiệp cũng đang triển khai xây dựng công trình kênh mương kiên cố để đưa nước từ hồ chứa nước Hóc Xoài về hồ Hố Tạc và hồ Hố Tre xã Nghĩa Thuận tưới cho 100 ha diện tích nơi này.

Với cách chủ động, phòng chống hạn sớm ngay từ đầu vụ, huyện Tư Nghĩa sẽ giữ hơn 4.100 ha gieo sạ lúa đúng lịch thời vụ và đảm bảo nguồn nước tưới để đạt năng suất, sản lượng như kế hoạch đề ra.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình trình diễn đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản Mô hình trình diễn đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản

Nhằm mục tiêu cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam, tăng cường năng lực thể chế cho ngành thủy sản trong việc quản lý bền vững các nguồn lợi, thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt trong NTTS bền vững; và thực hiện các quy trình thực hành tốt vì sự bền vững của ngành khai thác thủy sản ven bờ. Mô hình trình diễn đa dạng hóa của Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD), nhằm đa dạng các đối tượng nuôi trồng thủy sản để người nuôi có thể chọn lựa sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng và đạt hiệu quả kinh tế cao.

03/09/2015
Tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế Tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế

Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

03/09/2015
Triển khai gói cước Đồng hành cùng ngư dân bám biển Triển khai gói cước Đồng hành cùng ngư dân bám biển

Sáng 30/8, hơn 60 cán bộ, nhân viên VNPT Phú Yên diễu hành trên các tuyến phố ở TP Tuy Hòa, huyện Tây Hòa để tuyên truyền triển khai gói cước Zone 500 đồng hành cùng ngư dân bám biển. Chương trình này VNPT Phú Yên sẽ lần lượt tổ chức đi diễu hành tuyên truyền tại các địa phương còn lại

03/09/2015
81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp mã số 81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp mã số

8 tháng của năm 2015, 81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm của 13 doanh nghiệp và 68 hộ dân đã được cấp mã số, với 646 ao, tổng diện tích nuôi 603,21 héc-ta.

03/09/2015
Khai thác thế mạnh vùng triều, đa dạng đối tượng nuôi Khai thác thế mạnh vùng triều, đa dạng đối tượng nuôi

Hiện nay, xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) có 250 ha nuôi thủy sản nước lợ với 105 hộ tham gia.

03/09/2015