Tù Mù Mua Giống, Dân Tây Nguyên Đổ Xô Trồng Tiêu Lạ

Nhiều người dân Tây Nguyên đua nhau trồng giống “tiêu lạ” với gốc ghép có nguồn gốc ngoại lai là cây trầu amazon. Trong khi đó, năng suất, chất lượng và khả năng chống sâu bệnh của gốc ghép này chưa được cơ quan chức năng kiểm định.
“Tù mù” mua giống
Gần đây, nhiều nhà vườn ở Tây Nguyên đã nhập gốc cây trầu amazon về ghép với giống tiêu nội địa để chống bệnh cho tiêu và bán ra với giá rất cao từ 25.000 - 30.000 đồng/cây, cao gấp 5 - 7 lần giống tiêu nội địa.
Tại vườn ươm cây giống ở xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, theo lời giới thiệu của ông chủ, gốc ghép giống tiêu này là cây trầu amazon có thân lớn, nhiều rễ và chống chọi được nhiều bệnh tật, được ông mua từ Ấn Độ. Sau đó, ông cho gốc trầu amazon ghép với cây tiêu Vĩnh Linh, Phú Quốc. Vì thế, nó có khả năng chống rầy, chống bệnh chết nhanh và trồng được ở những vùng trũng nước.
Hiện ông cũng đã bán hàng ngàn cây tiêu ghép amazon cho người dân ở huyện Chư Sê (Gia Lai), Ea H’leo (Đắk Lắk), Đắk Mil (Đắk Nông)…
Cây tiêu ghép amazon ở vườn ươm Đức Bảy.
Ông Trịnh Tiến Bộ, Trưởng phòng Trồng trọt của Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, cho biết: “Thời gian gần đây, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh đồn nhau đi mua giống tiêu ghép amazon. Mới đây chúng tôi đã đến vườn tiêu ghép tại xã Ea Ral, huyện Ea H’leo để tìm hiểu. Ông chủ vườn cho biết, gốc ghép này có từ các khu rừng Việt Nam chứ không phải là hàng nhập từ nước ngoài”.
Còn theo TS Trần Vinh, Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm Tây Nguyên, giống tiêu ghép này đang được trồng nhiều nhất ở tỉnh Đồng Nai (khoảng trên 100ha) nhưng cũng chỉ mới được 3 - 4 năm tuổi. Nó sinh trưởng khá tốt, lá xanh quanh năm nhưng cho năng suất khá thấp, hoa và trái thưa hơn hẳn. Giống tiêu này rất ưa nước, đòi hỏi nước tưới quanh năm nên khác với chu kỳ sinh trưởng của các giống tiêu đang được trồng.
“Theo tìm hiểu của chúng tôi, gốc cây tiêu ghép này có nguồn gốc từ nước ngoài chứ không phải ở trong nước. Theo quy định, các giống cây trồng mới trước khi được nhập từ nước ngoài vào Việt Nam phải được kiểm duyệt, kiểm định chất lượng, sâu bệnh… mới được cấp giấy phép trồng. Kể cả khi có giấy phép nhập khẩu, cây giống đó phải được qua thử nghiệm, kiểm chứng về chất lượng mới được đưa vào trồng đại trà”, TS Trần Vinh cho biết.
Có thể bạn quan tâm

10 tấn khoai tây Đà Lạt được trồng trên giá thể (không dùng đất) theo quy trình khép kín đạt chuẩn VietGAP đã xuất hiện trên thị trường nông sản.

Do ảnh hưởng của thời tiết nên nhiều vườn hồ tiêu tại các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên bị chết và không thể cho thu hoạch vào đầu năm 2015. Sản lượng giảm có thể giúp hồ tiêu tăng giá.

Tuy nhiên, trong vụ mùa năm 2014 này, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật (KH-KT) nên tại huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, hàng ngàn người dân đã được mùa lớn bưởi Phúc Trạch, không chỉ cả về sản lượng, chất lượng quả rất tốt, hình thức đẹp như mong đợi mà còn bán được giá cao, góp phần hồi sinh lại quả đặc sản vốn nổi tiếng cả nước này.

Từ 2 triệu đồng tiền vốn, chị Trần Thị Nói, một người phụ nữ miền Tây đã vươn lên làm giàu với thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi rắn hổ hèo.

Nhiều hộ nông dân ĐBSCL trồng khóm (dứa) xử lý cho ra trái vụ nghịch đang rất phấn khởi, vì đầu ra thuận lợi và giá bán đạt mức cao nhất từ trước đến nay.