Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tư duy và cơ chế với cây sâm

Tư duy và cơ chế với cây sâm
Ngày đăng: 12/08/2015

Cây sâm còn có giá trị về kinh tế, trồng trong 5 năm có thể thu hoạch, mỗi ký củ sâm tươi có giá 30 - 50 triệu đồng. Thế nhưng gần đây sâm Ngọc Linh mới được đặt vào đúng vị trí, có cơ hội phát triển mạnh, trở thành cây chủ lực xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương. Tất cả đó là nhờ vào “Tư duy mới và cơ chế thông thoáng”.

Về cơ chế, ngay trong các nghị quyết và định hướng phát triển kinh tế từ Huyện ủy, UBND huyện Nam Trà My cho đến Tỉnh ủy, HDND, UBND tỉnh đều đã đặt cây sâm Ngọc Linh vào vị trí chủ lực trong các loại cây trồng cần được đầu tư kinh phí lớn giai đoạn 2015 - 2030. Ở  cấp huyện, cuối năm 2014, Nam Trà My ra nghị quyết khôi phục bảo tồn vườn sâm. Đến đầu năm 2015, tại kỳ họp thứ 3, HĐND huyện (khóa X) ra nghị quyết thông qua “Đề án xây dựng cơ sở hạ tầng  vụ phát triển sâm Ngọc Linh”. Theo đó, từ năm 2015 đến năm 2020 tất cả tuyến đường xương cá, đường nhánh ở vùng trồng sâm trọng điểm của các xã Trà Linh, Trà Nam, Trà Cang, với tổng chiều dài hơn 110km, sẽ được đầu tư mở rộng 5 - 7m và bê tông hóa. Ngoài ra, nghị quyết còn cho phép xây nhà bảo tàng sâm và xây dựng trung tâm nghiên cứu di thực sâm Ngọc Linh để có cơ sở mở rộng diện tích trồng sâm ra khắp địa bàn miền núi và xây dựng quần thể du lịch kết nối 2 huyện có nhiều sâm là Nam Trà My và Tu Mơ Rông của Kon Tum.

Dự kiến, tổng nguồn vốn thực hiện đề án khoảng 1.275 tỷ đồng, trong đó Nhà nước đầu tư hơn 1.095 tỷ đồng, còn lại 180 tỷ đồng kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đóng góp. Trước mắt HĐND huyện giao cho UBND huyện Nam Trà My trong 5 năm tới ưu tiên dành nhiều nguồn vốn khác nhau tập trung mở đường vào các vùng sâm một cách hoàn chỉnh và xây dựng cho được quần thể du lịch vùng sâm Ngọc Linh.

“Với những cố gắng lớn của đảng bộ, chính quyền đã giúp cho đời sống nhân dân cải thiện đáng kể. Mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện Nam Trà My lần thứ XVIII đề ra là chọn cây sâm Ngọc Linh làm cây kinh tế mũi nhọn. Với giá trị kinh tế siêu lợi nhuận từ cây sâm chúng tôi hy vọng sẽ thực hiện thắng lợi công cuộc xóa đói giảm nghèo cho nhân dân và giúp đồng bào làm giàu một cách bền vững nhất”.
(Ông Hồ Quang Bửu - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My)

Ở cấp tỉnh, trong những ngày đầu năm 2015, UBND tỉnh đã có “cú hích” đột phá cho cây sâm Ngọc Linh khi xây dựng quy hoạch gần 19.000ha rừng có độ cao từ 1.500m  đến 2.300m, có độ che phủ lớn và độ ẩm  phù hợp điều kiện sinh thái của cây sâm ở 7 xã vùng cao huyện Nam Trà My, gồm: Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam, Trà Tập, Trà Leng, Trà Don, Trà Dơn thành vùng trồng sâm. Cái mới trong quy hoạch là Nhà nước chỉ dành gần 1.000ha ở Trà Linh xây dựng trung tâm bảo tồn và phát triển giống gen sâm Ngọc Linh quý hiếm, còn hơn 15.000ha sẽ được phân theo từng tiểu lô cấp cho cộng đồng dân cư có nhu cầu trồng sâm, phân theo từng tiểu khu để cấp cho các doanh nghiệp vào tìm hiểu đầu tư trồng sâm một cách thuận lợi nhất. Ngoài ra, HĐND tỉnh cũng đã thông qua Nghị quyết  “Về cho thuê môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn Quảng Nam”. Theo đó các tổ chức kinh tế trong nước, các nhóm hộ nhân dân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định có nhu cầu trồng và phát triển sâm Ngọc Linh đều được phép thuê. Thời gian thuê môi trường rừng là 25 năm, mức giá mỗi năm 200 nghìn đồng/ha, thu phí một lần cho cả 25 năm. Để mang tầm chiến lược, UBND tỉnh cũng đã trình Chính phủ “Đề án quốc gia về sâm Ngọc Linh”. Tất cả đều là những cơ chế, chính sách cởi mở thông thoáng của huyện, của tỉnh và của trung ương nhằm mời gọi doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển rừng sâm và mở các nhà máy chế biến sản phẩm từ sâm Ngọc Linh trên địa bàn.

Đến thời điểm này, cây Sâm Ngọc Linh đã lọt vào tầm ngắm đầu tư dài hạn của các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ông Hồ Quang Bửu -  Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Vừa qua đã có hàng chục nhà doanh nghiệp đến tìm hiểu và xin thuê môi trường rừng đầu tư trồng sâm. Có những doanh nghiệp lớn xin thuê đến cả  nghìn héc ta để trồng sâm và sẵn sàng xây dựng nhà máy tại Nam Trà My chế biến thành phẩm từ sâm để tăng chuỗi giá trị sản phẩm”.

Cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhờ tư duy mới và cơ chế thông thoáng đã chuyển mình theo hướng tích cực, phát đi một thông điệp vui chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Nam Trà My lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015 - 2020.


Có thể bạn quan tâm

Ngành chăn nuôi tìm hướng trụ vững trong TPP Ngành chăn nuôi tìm hướng trụ vững trong TPP

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức hoàn tất đàm phán, càng gia tăng thêm áp lực phải đổi mới mạnh mẽ ngành chăn nuôi trong nước.

14/10/2015
Khống chế bệnh lở mồm long móng gia súc Khống chế bệnh lở mồm long móng gia súc

Ngày 12/10, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên, cho biết: Hiện nay, tất cả bò bị bệnh lở mồm long móng (LMLM) trong đợt vừa qua đã được điều trị khỏi các triệu chứng lâm sàng, có thể ăn uống, đi lại bình thường.

14/10/2015
Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu nhỏ lẻ Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu nhỏ lẻ

Theo quy hoạch, đến năm 2020, đàn gia súc của tỉnh Cà Mau đạt 400.000 con trở lên, gia cầm đạt 1,5 triệu con trở lên. Lượng gia súc, gia cầm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của người dân trong tỉnh.

14/10/2015
Cử nhân làm giàu từ chăn nuôi lợn rừng Cử nhân làm giàu từ chăn nuôi lợn rừng

Năm 2014 thu lãi 1,3 tỷ đồng từ đầu tư trang trại, năm 2015 được nhận giải thưởng Lương Ðịnh Của do Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng, danh hiệu Sao Thần Nông của liên ngành Hội Nông dân Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

14/10/2015
Nông dân nuôi đặc sản Nông dân nuôi đặc sản

Từ 3 hécta đất trồng lúa cho lợi nhuận thấp, ông Nguyễn Văn Hải (ấp Thị Cầu, xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) đã chuyển đổi dần sang mô hình vườn - ao - chuồng khép kín, nuôi trồng các loại đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao, như: ếch, gà ta, vịt đẻ…

14/10/2015