Từ đầu năm đến nay sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt hơn 10 ngàn tấn

Sở NN-PTNT cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có hơn 2.150 hộ và 41 doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản các loại. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản hiện là 7.282ha, trong đó: Nuôi mặn lợ 5.227ha; nuôi nước ngọt 2.055ha. Sản lượng nuôi tăng đều hàng năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,28 %/năm, từ 11.430 tấn (năm 2010) lên 16.140 tấn (năm 2014).
Từ đầu năm 2015 đến nay, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt hơn 10.000 tấn chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá chim, cá mú, cá bớp…
Nuôi trồng thủy sản đã tạo ra các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và đang trở thành một trong những lĩnh vực sản xuất quan trọng của ngành nông nghiệp. Những giá trị do lĩnh vực này mang lại đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân, giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 15.000 lao động.
Có thể bạn quan tâm

Những dây khổ qua tây được trồng ở vườn nhà của chị Nguyễn Ánh Xuân (hẻm 1, khóm 5, phường 7, TP. Bạc Liêu) cho trái dài từ 1,3 - 1,6m (ảnh). Do thích thú khi thấy giống khổ qua cho trái dài đến 6 lần chiều dài trái khổ qua thông thường, nhiều người đến xem và xin giống về nhà trồng.

Từ năm 2012 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ phân bón Neb cho nông dân trên diện tích 40 ha vải thiều và 20 ha na ở Thanh Hà, Chí Linh. Vải, na được bón Neb đều tăng năng suất từ 10 - 15%, mẫu mã đẹp.

Những ngày này, nông dân trồng mè ở xã Phan Tiến (Bắc Bình) đang “rộ” mùa thu hoạch. Ai cũng phấn khởi bởi mè trúng mùa, được giá.

Tuy nhiên, trên thực tế không ít nông dân mới phun thuốc trừ sâu được một, hai ngày đã mang ra chợ bán. Do đó lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau rất cao, nguy hiểm đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Thời gian gần đây, cùng với việc mở rộng chăn nuôi theo quy mô trang trại, nhiều nông dân đã chọn giống heo hướng nạc để nuôi, do loại vật nuôi này cho năng suất cao, sản phẩm phù hợp với thị trường.