Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Từ chuyện ứng xử với trái dưa hấu, lại nghĩ đến thanh long

Từ chuyện ứng xử với trái dưa hấu, lại nghĩ đến thanh long
Ngày đăng: 27/04/2015

Đầu tư lướt sóng

Chuyện dội chợ của trái dưa hấu ở các tỉnh miền Trung trong những ngày qua khiến báo chí nhắc đến thực trạng sản xuất phi thị trường các loại cây trái của bà con nông dân. Đó là cứ lao vào sản xuất từ sức hút của một vài vụ có giá cao và hoàn toàn mù thông tin về nhu cầu thị trường. Kết quả, làm phá vỡ quy hoạch và chuyện được mùa, mất giá, dội chợ tại cửa khẩu Tân Thanh cứ tiếp diễn.

Với thanh long Bình Thuận, nhất là 2 năm qua, mỗi năm lại có thêm hàng trăm ha bước vào thời điểm cho thu hoạch, đẩy nguồn cung tiếp tục vượt xa cầu, dù vấp phải nhiều trở ngại như bị sâu bệnh, nấm trắng, thiếu nước. Cảnh hàng bị dội chợ ngày càng rõ nét hơn, khi nhìn ra các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long cũng đang “tích cực” mở rộng diện tích thanh long, cùng những biểu hiện bất trắc của thị trường thanh long trong thời gian gần đây.

Nông dân vốn chẳng có nhiều tiền nhưng lại đầu tư theo kiểu lướt sóng, phụ thuộc may rủi đã là nguy cơ. Một diễn biến khác, đẩy tình trạng trên ở thế chới với hơn, đó là không chỉ các công ty xuất khẩu mà các cơ sở, điểm thu mua, thương lái trong tỉnh cũng đã và đang đầu tư vườn thanh long cho riêng họ theo hướng riêng biệt, tiêu thụ khép kín. Dù vẫn biết chuyện “Trăm người bán, vạn người mua” nhưng trong bối cảnh này, thật lo cho các hộ dân trồng thanh long riêng lẻ.

Một dạng bất trắc mới của thị trường đã hiện ra, ở trạng thái sẽ không có người mua, hao hao như thị trường trái dưa hấu ở miền Trung thời gian qua. Điều đáng nói, dưa hấu, cây ngắn ngày, mức đầu tư không cao, việc vượt quy hoạch sản xuất, nếu có điều chỉnh chỉ là chuyện ngày một ngày hai; còn với thanh long, cây lâu năm, mức đầu tư lên đến 100 triệu đồng/ha…

Vì thế, việc đầu tư lướt sóng này phản ánh rõ hơn một thực tế nông dân không thể nắm bắt đúng được nhu cầu thị trường của cả nước lẫn thế giới, nếu như các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp không chung tay với họ.

Mua hàng tình cảm

Việc chung tay theo ước muốn trên ít nhiều đã thể hiện trong những ngày qua, đối với trái dưa hấu. Đó là Bộ Công Thương mua hàng chục tấn dưa, hay Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân (NCB) ở Hà Nội mua hơn 5 tấn dưa để tặng cho những khách hàng. Rồi chuỗi siêu thị Co.op Mart mua dưa hấu hỗ trợ nông dân miền Trung.

Hưởng ứng chương trình ấy, chiều 17/4, Siêu thị Co.op Mart Phan Thiết đã đưa dưa hấu ở Tuy Hòa – Phú Yên về bán với giá 4.000 đồng/kg, thấp hơn một nửa so giá bán tại các chợ. Vì giá thấp và có thể vì hết mình ủng hộ người dân miền Trung của người dân Phan Thiết nên vào sáng hôm sau, tức sáng 18/4, 5 tấn dưa hấu đã bán hết sạch.

Co.op Mart Phan Thiết đang chuẩn bị đón xe dưa khác cũng từ Tuy Hòa vào, với sự nhiệt tình thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chứ không vì lợi nhuận. Vì mua tại ruộng giá 4.000 đồng/kg, vào bán với giá cũng 4.000 đồng/kg, mọi chi phí khác, đơn vị tự trang trải.

Kiểu mua hàng tình cảm này khiến người trồng thanh long ước gì trái thanh long hàng mùa (sẽ có trong khoảng 1 tháng nữa) cũng được cư xử như trái dưa hấu. Vẫn biết có nhiều vườn không cho cây ra hàng mùa nhưng cũng có không ít nhà vườn mong ngóng từ hàng không chong điện, ít chi phí này. Vì thế, có khả năng hàng không nhiều nhưng vẫn ngập tràn như mọi năm, một phần vì đây là thời điểm tập trung nhiều loại trái cây.

Theo Co.op Mart Phan Thiết, với trái thanh long, thời gian qua, Saigon Co.op đã ký hợp đồng với một doanh nghiệp ở tỉnh (doanh nghiệp tư nhân Rau quả - PV) hàng ngày mua một lượng hàng không nhỏ, phân phối tại hơn 70 siêu thị trong hệ thống của cả nước. Nếu xảy ra tình trạng tương tự như trái dưa hấu thì việc hưởng ứng hỗ trợ nông dân cũng dễ hơn…

Mua dưa hỗ trợ nông dân thời gian qua là những động thái đầy tính nhân văn, cần nhân rộng nhưng đó chỉ là giải pháp cấp thời. Dư luận đòi hỏi các ngành chức năng, từ Bộ Công Thương... cho đến Hội Nông dân, các hiệp hội cần phối hợp giải bài toán thị trường các mặt hàng trái cây, trong đó có thanh long một cách căn cơ hơn.


Có thể bạn quan tâm

Cà Phê Rụng Trái Vì Bệnh Nấm Hồng Cà Phê Rụng Trái Vì Bệnh Nấm Hồng

Thời tiết năm nay khá thuận lợi cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển, bởi vậy nhiều nhà vườn đang hy vọng một vụ mùa năng suất cao. Tuy nhiên, từ khoảng một tháng trở lại đây, nhiều nông dân khá lo lắng trước tình trạng cà phê liên tiếp bị rụng trái bởi bệnh nấm hồng.

08/09/2014
Mô Hình Liên Kết 4 Nhà Ở Điệp Nông Mô Hình Liên Kết 4 Nhà Ở Điệp Nông

Trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh ta đã chú trọng phát triển các mô hình nâng cao hiệu quả sản xuất bằng việc đẩy mạnh liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và người dân trong tiêu thụ nông sản cho nông dân. Tại xã Điệp Nông (Hưng Hà), mô hình này bước đầu mang lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

08/09/2014
Hành Động Để Cứu Cá Tra Hành Động Để Cứu Cá Tra

Theo ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, nguyên nhân chính của tình trạng khó khăn hiện nay là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa nhiều nhà xuất khẩu. Lợi dụng thông lệ mua cá nguyên liệu của nông dân nợ 30 ngày mới trả tiền, một số nhà xuất khẩu cá tra không có vốn, không có nhà máy, hoạt động bằng cách chiếm dụng vốn người nuôi.

08/09/2014
Nông Dân Trồng Bắp Không Có Hạt Được Bồi Thường 1 Triệu Đồng/sào Nông Dân Trồng Bắp Không Có Hạt Được Bồi Thường 1 Triệu Đồng/sào

Tin từ các hộ trồng bắp không có hạt, hoặc có nhưng thưa và rất ít tại xã Châu Pha (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết: Những hộ trồng giống bắp AG500 của Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang do một đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn xã Châu Pha cung cấp trong vụ hè thu này sẽ được đơn vị cung ứng giống bắp bồi thường 1 triệu đồng/sào. Với mức bồi thường này, người trồng bắp đã được hỗ trợ một phần để tái sản xuất trong vụ tiếp theo.

08/09/2014
Hàu Nuôi Sông Hướng Đi Mới Ở Quảng Yên (Quảng Ninh) Hàu Nuôi Sông Hướng Đi Mới Ở Quảng Yên (Quảng Ninh)

Với hơn 30km bờ biển, trên 12.000ha diện tích đất bãi bồi cửa sông, ven biển, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế thuỷ sản. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Công ty CP Thuỷ sản Tân An đã mạnh dạn ứng dụng mô hình nuôi hàu cửa sông, mở ra một hướng đi mới.

09/09/2014