Tự Chế Bả Diệt Kiến Hại Thanh Long

Trên các hom giống mới trồng, chúng đục khoét làm thối hỏng. Trên các cành non, chồi non, hoa thanh long mới nở chúng cắn, hút để lấy nhựa cây làm cành, hoa bị khô héo dẫn đến giảm năng suất thu hoạch. Trên các quả non, kiến cắn đứt các tai mới nhú, gây tổn thương cho vỏ trái làm trái không lớn được, mẫu mã sần sùi, thị quả bị khô, giảm giá trị thương phẩm. Để khắc phục, nông dân thường sử dụng các loại thuốc trừ sâu để phun xịt nhưng hiệu quả không cao, khó diệt trừ, dễ để lại dư lượng thuốc trên vỏ quả, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mới đây nhiều nhà vườn chuyên trồng thanh long xuất khẩu ở Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) và Chợ Gạo (Tiền Giang) đã có nhiều sáng kiến trong việc tự chế và sử dụng bả diệt kiến gây hại trên cây thanh long có hiệu quả rất cao mà không gây ra nguy cơ tồn dư hóa chất BVTV, an toàn cho người lao động, người sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo tiệu chuẩn VSATTP và tiêu chuẩn xuất khẩu. Cận tôi đã sưu tầm, xin mách nước lại cho bà con các nơi tham khảo, áp dụng:
-Kinh nghiệm của ông Huỳnh Hồng Ửng, Chủ nhiệm HTX thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang) là dùng cơm dừa nạo, mỡ lợn xào thơm, trộn thêm chút đường cát nhuyễn và thuốc trừ sâu Regent. Loại bả này được gói vào các túi vải nhỏ đem treo mỗi trụ trồng thanh long 1 gói vào chỗ kín trên đầu trụ để tránh mưa, nắng.
-Còn hộ ông Huỳnh Văn Quang ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang thì sử dụng bánh mỳ chiên mỡ, ngâm trong dung dịch gồm 2 gram thuốc trừ sâu Regent và 1 lít nước đường rồi đem các mẩu bánh mỳ nhét rải rác trong tán cây thanh long cũng có tác dụng xua đuổi và diệt kiến rất hiệu quả. Theo ông Quang thì mỗi năm ông chỉ cần làm 2 lần vào các tháng trời không mưa là không phải lo đến việc phun thuốc phòng trừ các loài kiến gây hại nữa.
-Ngoài ra, nông dân huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận còn sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng hạt như Basudin 10H, Vibasu 10H, Regent 3G, Padan 4G, Padan 10G v.v…trộn với cám rang làm mồi nhử hoặc với cát khô tỷ lệ 2/1000 rải quanh gốc hoặc những nơi kiến thường làm tổ cũng có tác dụng xua đuổi và diệt kiến rất có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm góp phần khắc phục, cải thiện và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang, theo kế hoạch quy hoạch và bảo vệ môi trường đến năm 2020, tỉnh đã đề ra Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ BVMT.

Sáng 9/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với thị trấn Thuận An (Phú Vang) tổ chức thả tôm sú, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu vực biển Thuận An.

Thay thế sức kéo của 8 người, rút ngắn thời gian kéo chỉ còn 1/5 lần, tăng lượt thả lưới gấp 3 lần… chiếc máy kéo lưới bằng thủy lực do anh Lê Phước Hoàng (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), chủ cơ sở sửa chữa động cơ máy thủy Phước Hoàng chế tạo đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho bà con ngư dân hành nghề đánh bắt lưới rê, lưới cá.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiện giá cá tra nguyên liệu đang ở mức thấp, chỉ từ 22.000 đến 23.000 đồng/kg và chưa có dấu hiệu tăng trở lại.

Tận dụng tiềm năng lợi thế mặt nước, mấy năm trở lại đây, nghề nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đã được người dân huyện Quỳnh Nhai đầu tư nuôi và bước đầu đã mang lại hiệu quả, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế...